Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2020

Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát – Vị Phật Bản Mệnh Tuổi Tý

Hình ảnh
Theo phật giáo Mật Tông thì có 8 vị Phật Bản Mệnh cho 12 con giáp, mỗi một con giáp sẽ có một vị Phật Độ Mệnh riêng, không chỉ bảo hộ bình an mà còn khai quang cát tường, mang tới sự may mắn và tốt lành… vì vậy mỗi chúng ta nên biết vị Phật Bản Mệnh của mình là ai để khi đi chùa cầu an lễ Phật, ta biết hướng về ai kêu cầu, ước nguyện. Trong bài viết này, hãy cùng Phong Linh Gems đi tìm hiểu về Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát – vị Phật Độ Mệnh cho người tuổi Tý nhé.     Thiên Thủ Thiên Nhãn Là Ai? Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát hay thường được gọi là Phật Bà Quan Âm nghìn tay, nghìn mắt, ngài là vị bồ tát có công lực mạnh mẽ, có thể nhìn thấu, nghe thấu trăm ngàn lẽ ở đời, dùng huệ nhãn soi tỏ khắp bốn phương tám hướng để thấu đạt những khổ đau, bi phẫn của con người. Quan Âm còn nổi tiếng là vị Phật có tấm lòng tư bi, cứu khổ cứu nạn, độ hóa chúng sinh. Theo Phật Giáo Mật Tông thì ngài chính là vị phật độ mệnh cho những người tuổi Tý.   Hình Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát:

Nhẫn Đá Tỳ Hưu Có Cần Khai Quang Hay Không?

Hình ảnh
 Nhẫn đá Tỳ Hưu là một trong những trang sức được rất nhiều người ưa chuộng, nó vừa là trang sức để làm đẹp, vừa có tác dụng phù trợ cho chủ nhân được may mắn về tiền bạc, thăng tiến trong con đường công danh sự nghiệp. Tuy nhiên, dạo gần đây chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi về Cách Khai Quang Nhẫn Tỳ Hưu? Vậy nhẫn Tỳ Hưu có cần khai quang không? Nếu khai quang thì cần những thủ tục gì? Không khai quang thì có được không? Hãy cùng Phong Linh Gems trả lời những thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé.     Khai Quang Điểm Nhãn Là Gì? Khai Quang Điểm Nhãn là thủ tục để linh vật phong thủy có thể nhận diện được chủ nhân, từ đó mang đến nguồn năng lượng, sức mạnh đặc trưng của linh vật này phù trợ cho chủ nhân của nó. Khai quang điểm nhãn là thủ tục chỉ dành cho những linh vật có mắt như Tỳ Hưu, Thiềm Thừ, Hồ Ly … vì vậy khi bạn mua các vật phẩm phong thủy khác như Vòng Tay Đá Phong Thủy thì không cần phải khai quang hoặc khi bạn thỉnh hình tượng phật cũng không cần khai q

Câu ‘Nam Mô A Di Đà Phật’ Có Ý Nghĩa Như Thế Nào?

Hình ảnh
“Nam Mô A Di Đà Phật” là câu niệm Phật hiệu phổ biến nhất, được nhiều người sử dụng nhất, xuất hiện khắp nơi trong cuộc sống, phim ảnh, truyền hình, mạng Internet. Nhưng “Nam Mô A Di Đà Phật” có nghĩa là gì thì có lẽ nhiều người còn chưa biết. Trong Phật giáo, Nam Mô A Di Đà Phật được gọi là Lục tự Hồng danh (Danh lớn 6 chữ). Sáu chữ này lưu truyền rộng rãi, có sức ảnh hưởng sâu rộng. Ý nghĩa câu Nam Mô A Di Đà Phật như sau: Nam Mô: quy mệnh, tiếp nhận A: vô lượng quang, tức là sức khỏe vô hạn Di: vô lượng giác, tức là trí huệ vô hạn Đà: vô lượng thọ, tức là trường thọ vô lượng Phật: tín tức vô lượng quang, vô lượng giác, vô lượng thọ Cả 6 chữ Nam Mô A Di Đà Phật có nghĩa là: Con nguyện tiếp nhận sức khỏe vô lượng, trí huệ vô lượng, trường thọ vô lượng. Kỳ thực Nam Mô A Di Đà Phật còn biểu thị sự tôn kính đối với Phật, Bồ Tát, như trong câu “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”.     Trong “Quán Kinh tứ thiếp sớ” có viết: “Nam Mô nghĩa là quy mệnh, cũng có nghĩa phát nguyện hồi

Cách Tâm Sự Với Hồ Ly Để Được May Mắn Về Đường Tình Duyên

Hình ảnh
Hiện nay, đá Hồ Ly đang trở thành xu hướng lựa chọn trang sức của rất nhiều chị em phụ nữ bởi theo các chuyên gia phong thủy khi mang bên mình một mặt Hồ Ly được tạc từ Ngọc hoặc Đá Tự Nhiên sẽ mang lại may mắn về tình duyên, hạnh phúc đôi lứa và đặc biệt có thể gắn kết tình cảm vợ chồng. Tuy nhiên, ngoài việc đeo đá Hồ Ly đúng cách thì để cho Hồ Ly phát huy tối đa phép màu nhiệm thì chủ nhân phải thường xuyên tâm sự với chúng. Trong bài viết này, Phong Linh Gems sẽ hướng dẫn các bạn ” Cách Tâm Sự Với Hồ Ly ” sao cho đúng nhé.     Hồ Ly Và Những Công Dụng Của Đá Hồ Ly Trong Phong Thủy: Theo truyền thuyết thì Hồ Ly vốn là loài cáo tu luyện lâu năm hóa thành, khi tu luyện đạt tới cảnh giới cao nhất thì Hồ Ly có thể hóa thành người. Khi Hồ Ly trở thành con người sẽ là những mỹ nhân có sắc đẹp tuyệt trần, tính tình dịu dàng, giọng nói êm tai khiến bất cứ người đàn ông nào cũng bị lôi cuốn. Vì vậy, trong phong thủy Hồ Ly là linh vật hộ mệnh tốt nhất để cầu duyên, giữ gìn hạnh p

Cách Vứt Bỏ Hồ Ly Để Tránh Gặp Phải Xui Xẻo

Hình ảnh
Hồ Ly là một linh vật số 1 trong việc Cầu Duyên, Gìn Giữ Hạnh Phúc Gia Đình vì vậy người ta thường mang bên mình mặt dây chuyền đá Hồ Ly 9 Đuôi với mong muốn tăng cường may mắn trong chuyện tình cảm, cải thiện nhân duyên, ngăn chặn kẻ thứ 3 xuất hiện phá vỡ hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, gần đây chúng tôi nhận được nhiều Inbox nhờ tư vấn về ” Cách Vứt Bỏ Hồ Ly ” do các bạn đeo Hồ Ly bên mình không gặp được may mắn về chuyện tình cảm. Trong bài viết này, hãy cùng Phong Linh Gems đi tìm hiểu vì sao mang linh vật Hồ Ly bên mình mà không được may mắn và cách vứt bỏ Hồ Ly như thế nào để tránh gặp phải xui xẻo nhé.     Đôi Nét Về Đá Hồ Ly Phong Thủy: Theo truyền thuyết, Hồ Ly là do một loài cáo tu luyện lâu năm hóa thành, khi đạt tới cảnh giới cao nhất là Hồ Ly 9 Đuôi ( Cửu Vĩ Hồ Ly ) thì Hồ Ly có thể hóa thành con người. Hồ Ly khi hóa thành con người thường vô cùng xinh đẹp, thông minh, nhanh nhẹn và có sức hút kỳ lạ đối với đàn ông. Chính vì vậy, từ xa xưa con người đã biết s

Tên Gọi Và Hình Tượng Của Những Vị Phật, Bồ Tát Thường Gặp

Hình ảnh
Mỗi vị Phật, Bồ tát đều có một hình tướng, hạnh nguyện riêng, nhưng tất cả các Ngài đều có lòng thương chúng sinh vô hạn. Tìm hiểu về hình tượng Phật – Bồ tát, chúng ta thêm quý kính các Ngài, nguyện tu học theo gương hạnh của Quý Ngài hầu thoát ly sinh tử, đạt đến Niết Bàn. 1. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Thích Ca: dịch là Năng Nhơn, Mâu Ni, là Tịch Mặc. Thích Ca Mâu Ni nghĩa là người hay phát khởi lòng nhân từ mà tâm hồn luôn luôn an tĩnh, vắng lặng. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người khai sáng ra đạo Phật, Ngài được thờ ngay giữa chính điện, ngự trên đài sen với tư thế ngồi kiết già, hoặc ngồi kiết già với tay phải cầm hoa sen đưa lên.     2. Đức Phật A Di Đà A Di Đà còn được gọi là Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang và Vô Lượng Công Đức. Nghĩa là tuổi thọ, hào quang và công đức của Ngài không thể lường được.Ta thường thấy hình tượng Phật A Di Đà đứng trên tòa sen, tay trái cầm đài sen, tay phải duỗi xuống để tiếp dẫn chúng sanh. Các chùa hay thờ tượng Ngài đứng giữa, bên phải

Tìm Hiểu Về Đức Phổ Hiền Bồ Tát

Hình ảnh
Tây Phương Tam Thánh thì có Đức Phật A Di Đà ở cõi Tây Phương Cực Lạc cùng với hai vị thị giả là Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. Còn Phật Thích Ca Tam Tông thì có Phổ Hiền Bồ Tát hầu bên trái Đức Phật và Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hầu bên phải. Chúng ta cũng thấy tượng Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi trắng sáu ngà, hay tay chắp lại. Vài đức tính của Bố tát: Bồ tát không sống riêng cho mình mà sống cho kẻ khác. Họ phục vụ với tinh thần vị tha. Các Ngài không ham muốn, không bám víu vào danh thơm tiếng tốt. Các Ngài thì chỉ chú trọng đến việc làm, đến sự phục vụ. Chẳng màng được tiếng khen, không sợ bị chê trách. Bồ tát thản nhiên trước lời tán dương hay khiển trách. Họ quên mình trong khi phục vụ kẻ khác, có khi hy sinh đến cả mạng sống để cứu chúng sinh khỏi chết.     Họ thực hành tâm Bi và tâm Từ đến mức cao độ. Bồ Tát chỉ mong sự tốt đẹp và an lành cho thế gian. Các Ngài thương tất cả chúng sinh như bà tử mẫu thương đứa con duy nhất của bà. Chúng ta thương con cái của ch

Tìm Hiểu Về Đức Văn Thù Sư Lợi Bổ Tát

Hình ảnh
  Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cũng được gọi là Mạn Thù Thất lỵ, có nghĩa là Diệu Đức, Diệu Cát Tường. Diệu Đức được hiểu là mọi đức đều tròn đầy. Thủa xưa, Ngài là con thứ ba của vua Vô Trách Nhiệm có tên là Thái tử Vương Chúng. Ngài cúng dường Phật Bảo Tạng và phát nguyện độ sanh nên được hiệu là Văn Thù Sư Lợi. Sau khi Phật Bảo Tạng thọ ký cho Ngài phải trải vô lượng hằng hà sa số kiếp về sau, thì Ngài sẽ thành Phật ở thế giới thanh tịnh Vô Cấu Bảo Chi thuộc về bên phương Nam, hiệu là Phật Văn Thù. Bồ tát Văn Thù Sư Lợi xuất hiện hầu như trong tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa: Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật…như là một nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca. Ngài có lúc thì chính thức thay mặt Đức Thế Tôn diễn nói Chánh pháp, còn có lúc đóng vai người điều khiển chương trình để giới thiệu đến thính chúng một thời pháp quan trọng của Đức Bổn Sư. Ngài thấu hiểu Phật tánh bao gồm cả ba đức: Pháp thân, Bát Nhã và Giải thoát cho nên t

Tìm Hiểu Về Đức Phật A Di Đà

Hình ảnh
Trong cuộc đời hành đạo của Đức Phật Thích Ca, đại đức A Nan là người gần gủi Ngài nhiều nhất. Cũng chính vì cơ duyên nầy mà ông ta đã học hỏi rất nhiều ở nơi Phật. Một hôm, ngài A Nan nhìn thấy dung mạo Đức Phật lại khác thường hơn mọi ngày vì Ngài nhìn có vẻ vui hơn.     Phật dạy rằng: – Ta cảm nhớ Đức Phật A Di Đà nên muốn nhắc đến nhân địa của Ngài để chỉ dạy chúng sinh tu về môn Tịnh độ. Phật kể rằng: “Từ đời quá khứ thật xa , cách nay hơn 10 kiếp, có một nước tên là Diệu Hỷ. Vua của nước nầy tên là Nguyệt Thượng Luân và Hoàng hậu là Thù Thắng Diệu Nhân. Hoàng hậu sinh ra được ba người con: người con lớn tên là Nhật Nguyệt Minh, người con thứ hai là Kiều Thi Ca và người con út tên là Nhật Đế Chúng. Trong thời bấy giờ, có Đức Phật hiệu là Thế Tự Tại Vương Như Lai giáng sinh để cứu độ chúng sinh. Khi nghe tin có Phật tái thế, Hoàng tử Kiều Thi Ca quyết định rời bỏ cung vàng tìm đến Phật để xin xuất gia. Ngài được Phật chấp nhận cho thọ Tỳ kheo giới và ban cho hiệu là

Tìm Hiểu Về Đại Thế Chí Bồ Tát

Hình ảnh
 Thủa xa xưa ở thế giới Vô Lượng Đức Tựu An Lạc có Đức Phật hiệu Kim Quang Sư Tử Du Hỷ thị hiện để hóa độ chúng sanh. Lúc bấy giờ trong nước đó có ông vua hiệu là Oai Đức chuyên dùng chánh pháp để trị dân nên được gọi là Pháp Vương. Vị vua nầy rất kính thờ Phật Kim Quang Sư Tử Du Hỷ. Một hôm, nhà vua ngồi tọa thiền Tam muội đến khi xuất định thì thấy hai hoa sen mọc ở hai bên tả hữu và trong mỗi hoa sen có mỗi đồng tử. Nhà vua cùng hai đồng tử cùng đến chổ Phật để nghe pháp. Vua Oai Đức đó là tiền thân của Phật Thích Ca và hai vị đồng tử chính là Bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí Bồ Tát.     Lại một thủa khác, Đức Đại Thế Chí khi chưa xuất gia học đạo, thì Ngài chính là con thứ hai của vua Vô Trách Nhiệm tên là Ni Ma Thái Tử. Ngài vâng lời phụ vương phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và phát nguyện độ sanh. Những hạnh tu mà Ngài chú tâm là: – Ba nghiệp của thân: Không sát hại chúng sanh, không trộm cướp của người và không tà dâm. – Bốn nghiệp của miệng: Không nói láo xược,

Tìm Hiểu Về Quán Thế Âm Bồ Tát

Hình ảnh
 Vào thời Phật Bảo Tạng nhập thế, có vị Thái tử con của vua Vô Trách Nhiệm tên là Bất Huyến theo vua cha đến nghe Phật thuyết pháp và thỉnh Phật cùng chư Tăng về cung cúng dường. Sau đó Thái tử phát nguyện cùng Phật rằng:”Tôi nguyện trong khi tu những điều công hạnh Bồ tát, làm những việc lợi ích cho chúng sanh, nếu tôi xem có người bị khốn khổ hiểm nghèo ở trong hoàn cảnh ám muội, không biết cậy nhờ ai, không biết nương tựa vào đâu, mà có xưng danh hiệu tôi, tức thì tôi dùng phép Thiên nhỉ mà lắng nghe và dùng phép Thiên nhãn mà quan sát coi kẻ mắc nạn ấy ở chỗ nào, cầu khẩn việc gì, đặng tôi hiện đến mà cứu độ cho khỏi khổ và được vui. Nếu chẳng đặng như lời thề đó thì tôi không thành Phật”.     Phật Bảo Tạng sau khi nghe những lời nguyện ấy liền thọ ký cho Thái tử Bất Huyến rằng:”Ngươi xem xét chúng sanh trong cõi Thiên Thượng Nhơn gian và trong ba đường dữ đều mắc những sự tội báo, mà sanh lòng đại bi, muốn đoạn trừ mọi sự khổ cực, dứt bỏ những điều phiền não và làm cho