Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2022

Ta Bà Tam Thánh Gồm Những Ai? Ý Nghĩa Và Cách thờ Ta Bà Tam Thánh!

Hình ảnh
Trong các chùa hoặc tại nhà riêng của Phật tử, chúng ta thường nhìn thấy hình ảnh 3 vị Phật gồm : Đức Phật Bổn Sư Thích Ca chính giữa, một bên là Quán Thế Âm Bồ Tát, bên còn lại là Địa Tạng Vương Bồ Tát đứng làm thị giả hai bên, đó chính là bộ tượng Phật Ta Bà Tam Thánh, còn có thể gọi là Tam Thánh Ta Bà hoặc Sa Bà Tam Thánh.   Theo giáo lý nhà Phật, nơi chúng sanh đang sinh sống chính là cõi Ta Bà ( Sa Bà) ô uế, tội lỗi, đầy khổ đau, thế gian xưng tụng danh hiệu Ta Bà Tam Thánh bởi vì các Ngài thường độ hoá chúng sanh ở cõi Ta Bà. Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Ngài chính là giáo chủ cõi Ta Bà, ngài còn có các danh hiệu như: Phật Tổ, Thế Tôn, Phật Đà… Ngài là vị Phật lịch sử đã thị hiện ở thế gian, đạt được sự giác ngộ viên mãn, thoát khỏi quy luật sinh tử luân hồi mà thuyết pháp giáo hoá chúng sanh, giúp họ phá mê khai ngộ, hiểu được chân tướng của nhân sinh vũ trụ. Đức Quán Thế Âm Bồ Tát Ngài là vị Bồ Tát cực kỳ nổi tiếng của Phật Giáo với hạnh nguyện từ bi, cứu khổ cứu nạn,

Đức Phật A Di Đà: 4 Truyền Thuyết Hiện Thân Đầy Đủ Của Ngài

Hình ảnh
Đức Phật A Di Đà được tôn thờ nhiều trong Phật Giáo Đại Thừa và một số Tông Phái khác của Phật Giáo. Tuy nhiên, nguồn gốc và những hạnh nguyện của Ngài vẫn còn nhiều Phật Tử chưa nắm rõ.   1, Đức Phật A Di Đà Là Ai? Theo giáo lý Phật giáo, chúng sanh đang sống ở nơi không được thanh tịnh, ô uế, đầy rẫy những đau khổ, buồn phiền được gọi là cõi Ta Bà (Sa Bà). Nơi hàng triệu thế giới sẽ tập trung ở phía Tây cõi Ta Bà chính là cõi Tây Phương Cực Lạc, nơi Đức Phật A Di Đà đang làm giáo chủ, thuyết pháp hóa độ chúng sanh. Hết thảy chúng sanh đều có mong cầu được vãn sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc, tại đây được sống an vui, hạnh phúc, không còn bị dằn vặt, khổ đau. Đức Phật Bổn Sư Thích Ca đã nhận thấy nhân duyên của chúng sanh ở cõi Ta Bà với Đức Phật A Di Đà ở cõi Tây Phương nên đã giới thiệu Pháp Môn Tịnh Độ để chúng sanh hữu duyên tu tập. Bởi Đức Phật A Di Đà không phải là nhân vật lịch sử và có mặt tại cõi Ta Bà của chúng ta. Tuy nhiên qua lời giới thiệu của Đức Bổn Sư tr

Tây Phương Tam Thánh Là Ai? Ý Nghĩa Và Cách Thờ Tây Phương Tam Thánh

Hình ảnh
Chúng ta thường bắt gặp tại các ngôi chùa, đạo tràng hoặc tại nhà riêng của Phật tử, bộ ba tượng Phật trong tư thế đứng hoặc ngồi gồm Đức Phật A Di Đà ở chính giữa, một bên có Quan Thế Âm Bồ Tát, bên còn lại có Đại Thế Chí Bồ Tát làm thị giả, đó chính là Tây Phương Tam Thánh Phật hoặc còn có thể gọi là Tây Phương Tam Thánh Phật A Di Đà.   Trong kinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật Bổn Sư Thích Ca đã giới thiệu cho chúng sanh về cõi Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc, là môi trường tu học Phật pháp vi diệu, tốt nhất trong khắp mười phương, danh hiệu Phật Tây Phương Tam Thánh dùng để nói về ba vị Phật, Bồ Tát đứng đầu cõi Tây Phương Cực Lạc này. 1/ Đức Phật A Di Đà Ngài chính là giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc mà Đức Phật Bổn Sư Thích Ca từng giới thiệu, nhờ vào nguyện lực và công đức tu tập nhiều đời của Đức Phật A Di Đà mà tạo ra cõi nước Tịnh Độ, một thế giới thù thắng bậc nhất, không còn đau khổ, lầm than mà ” mười phương cõi Phật cõi nào cũng thua”. Đức Phật A Di Đà là hiện thân của

Tam Thế Phật Bao Gồm Những Vị Phật Nào? Ý Nghĩa Thờ Tam Thế Phật Là Gì?

Hình ảnh
Chắc hẳn danh xưng Tam Thế Phật không quá xa lạ với nhiều Phật tử, nhưng chỉ là nghe qua chứ thực sự không phải ai cũng hiểu Tam Thế Phật là những ai? Cực kỳ nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai danh hiệu Tam Thế Phật và Tam Thánh Phật.   Vậy, bộ Tam Thế Phật gồm những ai? Hiểu theo nghĩa đầu tiên, chữ Thế được hiểu là Thời, Tam Thế Phật được hiểu là ba vị Phật của ba thời điểm : quá khứ đại biểu là Đức Phật A Di Đà, đại diện của hiện tại là Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni và vì Phật đại diện của tương lai là Đức Di Lặc. Hiểu rộng thêm theo nghĩa này thì Tam Thế Phật là vô lượng vô biên Chư Phật mười phương pháp giới. Theo cách hiểu thứ hai, chữ Thế lại tượng trưng cho thế giới, trong Phật giáo có các thế giới: Cõi Ta Bà nơi chúng sanh sinh sống có Đức Phật Bổn Sư là giáo chủ, phía Tây có Đức Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc, phương Đông là thế giới Tịnh Lưu Ly của Đức Phật Dược Sư. Hiểu theo nghĩa này, Tam Thế Phật là không gian vô biên vô lượng của Chư Phật từ đôn

Thỉnh Mẹ Quan Âm Ngày Nào Tốt ? 5 Điều Nên Biết Về Cách Thỉnh Phật Bà Quan Âm

Hình ảnh
Thỉnh Phật Bà Quan Thế Âm về nhà để tôn thờ từ lâu đã là truyền thống của Phật tử Việt Nam và trên thế giới Phật Bà Quan Thế Âm là Bồ Tát hiện thân trong mọi hình dạng với mục đích là cứu chúng sinh thoát khỏi những đau khổ, chướng cản trong cuộc sống, những kiếp nạn liên quan tới thủy hỏa, binh đao hoặc yêu ma.   Do vậy người đời thường đi chùa để cầu xin Phật Quan Âm mang lại những điều tốt đẹp. Và việc thỉnh tượng mẹ Quan Âm để thờ cũng là cách để giúp Bồ Tát che chở cho gia đình vượt qua những khổ ải. Hầu hết các hình ảnh về Quán Thế Âm Bồ Tát đều toát lên sự từ bi, nhân hậu. Trong văn hóa Phương Đông, hình ảnh Đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát được khắc họa dưới hình dáng của nữ nhân, có pháp lực cao nhất chỉ sau Phật Tổ. Trong kinh Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát đứng cạnh Phật Adida và những công lao của Người được thể hiện rõ trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Nhờ sự từ bi, cứu khổ chúng sinh của Quan Thế Âm Bồ Tát mà Người được chúng sinh ghi nhớ và luôn có niềm tin bất diệt về sự

5 Điều Nên Biết Về Phật Bà Quan Âm Cứu Khổ Cứu Nạn

Hình ảnh
Phật Bà Quan Âm cứu khổ cứu nạn là hình tượng rất quen thuộc với quý Phật tử Việt. Trong thâm tâm mỗi Phật tử, Quan Thế Âm là vị Bồ Tát luôn dang tay che chở và cứu chúng sinh thoát khỏi những nạn kiếp khổ đau. Vậy làm sao để được Mẹ Quan Âm cứu khổ cứu nạn và kinh Quan Âm Bồ tát cứu khổ cứu nạn là gì? Bài viết do điêu khắc Trần Gia tổng hợp dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ cho quý Phật tử các thông tin hữu ích.   1/ Tại sao Phật Bà Quan Âm cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh ? Theo Kinh Bi Hoa thời Đức Phật ra đời hiệu là Bảo Tạng Như Lai. Đây cũng là thời có vua Chuyển Luân Thanh Vương hay gọi là Vô Chánh Niệm. Nhà vua có các quan đại thần là Bảo Hải, phụ thân của đức Bảo Tạng đã từng phát ra 48 đại nguyện. Do đó Đức Bảo Tạng thụ ký cho Vua sau này thành Phật với hiệu là Đức Phật A Di Đà. Nhà Vua có nhiều con, con cả là Thái Tử Bất Tuấn. Sau Thái Tử xuất gia theo cha và phát nguyện đại bi thương xót cho chúng sinh vì đậy được gọi là Quán Thế Âm Bồ Tát, còn Bảo Hải là tiền thân của Đức T

Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai? Sự tích Địa Tạng Vương Bồ Tát

Hình ảnh
Địa Tạng Bồ Tát là một vị Bồ tát Phật giáo Đại thừa nổi tiếng, đặc biệt phổ biến ở các nước châu Á như Trung Quốc , Nhật Bản hay ở Việt Nam Địa Tạng Vương Bồ Tát cũng được biết đến với đại nguyện thề sẽ không trở thành Phật cho đến khi tất cả các địa ngục được dọn sạch. Sự linh ứng của Địa Tạng Bồ Tát đã được ghi nhận rất nhiều trong lịch sử.   Địa Tạng Vương Bồ Tát được phật tử khắp nơi coi là người cứu rỗi của lòng từ bi bao la, người tìm cách cứu chúng sinh bị mắc kẹt trong địa ngục. Địa Tạng Vương Bồ Tát thường được miêu tả là một tu sĩ với một cây tích trượng, đầu cạo trọc. Ngài mang theo tích trượng để mở cổng địa ngục và một viên ngọc Minh Châu để xua tan bóng tối. I. Sự tích Địa Tạng Vương Bồ Tát – Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát   1, Ngài Địa Tạng Bồ Tát là ai? Theo Phật giáo Đại Thừa, trong lịch sử Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát là một trong sáu vị đại Bồ Tát quan trọng. Cùng với Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát và Di Lặc Di Bồ Tá