Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2022

6 Điều Nên Biết Về Phật Giáo Đại Thừa ( Bắc Tông ) Và Tiểu Thừa ( Nam Tông )

Hình ảnh
Với bề dày lịch sử phát triển hơn 2500 năm và được lan tỏa từ Ấn Độ ra khắp nơi trên thế giới, điều này đã giúp nhiều người biết đến đạo Phật từ đó hình thành nhiều trường phái khác nhau gắn liền với các phương pháp tu tập khác nhau. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về các trường phái Phật giáo, hôm nay Phong Linh Gems xin cung cấp các thông tin đầy đủ qua bài viết dưới đây.   1/ Sự phân chia trường phái Phật giáo hình thành khi nào ? Bản chất về giáo lý Phật giáo không có sự phân chia tông phái. Thực chất sự phân chia này bắt đầu xảy ra vào thời kỳ 100 năm sau khi Tất Đạt Đa mất. Lần phân chia đầu tiên này là do sự bất đồng trong việc thay đổi 10 điều giới luật. Mặc dù sự thay đổi này không phải quá lớn nhưng tạo nên sự tách biệt tăng đoàn. Và sau này khi Phật giáo lan truyền sang các nước khác thì tạo nên các trường phái khác nhau. Sự phân tách này không phải mâu thuẫn về tổ chức hay quyền lợi mà là sự khác biệt trong quan điểm về giáo lý, giới luật cũng như văn hóa của từn

Câu Thần Chú Địa Tạng Giải Nghiệp Cứu Khổ Cứu Nạn

Hình ảnh
Thần chú Địa Tạng Vương Bồ Tát là gì? Ý nghĩa thần chú Địa Tạng Vương Bồ Tát? Cách cầu thần chú Địa Tạng Vương Bồ Tát như thế nào? Cùng Phong Linh Gems giải đáp những thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây nhé. I, Địa Tạng Vương Bồ Tát và đại nguyện cứu giúp cõi U Linh: Như bài viết : đã có nói về Địa Tạng Vương Bồ Tát. Ngài là một vị Đại Bồ Tát trong phật giáo Đại Thừa. Người còn được ví như là U Minh Giáo chủ, Người bảo vệ và cứu rỗi cho tất cả linh hồn trong cõi U linh. Đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát là “ Địa Ngục vị không, thệ bất thành Phật, chúng sanh độ tận, phương chứng Bồ Đề” nghĩa là nếu chưa độ hết chúng sanh thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, nếu sự thọ khổ trong Địa Ngục vẫn còn, Ngài thề không thành Phật. II, Lợi ích Kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát bổn nguyện: Phật Tử nếu siêng năng trì tụng Kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát bổn nguyện, không chỉ mạng lại công đức vô lượng cho bản thân mà còn hồi hướng giúp cho các linh hồn dưới địa ngục và các linh hồn vất vưởng được nh

7 Kỳ Quan Phật Giáo Thế Giới Và 4 Thánh Địa Phật Giáo

Hình ảnh
Bất kỳ ai cũng đều biết đến sự từ bi hỷ xả của Đạo Phật. Nhưng thực chất đạo Phật còn chứa nhiều điều đặc biệt hơn nữa. Hiện nay nhiều Phật tử còn khá thắc mắc các vấn đề như : 4 không trong Phật giáo, 4 thánh địa Phật giáo, 5 màu cờ Phật giáo,7 kỳ quan Phật giáo thế giới, 5 điều cấm của Phật giáo, 8 thức trong Phật giáo … Để giúp người đọc hiểu rõ hơn về Phật giáo Phong Linh Gems xin cung cấp các thông tin nhằm trả lời những thắc mắc của quý Phật tử về đạo Phật.     1. Vậy 4 không trong Phật giáo là gì? Có thể nói Tính Không là học thuyết quan trọng nhất của Đạo Phật. Nếu không hiểu rõ sẽ mắc sai lầm và ngộ ý nghĩa của chữ này. Thuyết Tính Không là chìa khóa để con người nhận thức được thế giới duyên sinh, vô thường, vô ngã, soi chiếu sự vô minh và giúp con người giác ngộ tìm về chính mình. Thông thường, khi sự vật hiện hữu ta gọi là có, nhưng mất đi ta gọi là không. Vì thế, “không” thường bị hiểu là sự triệt tiêu. Vì thế dẫn đến sự sai lầm khi nghĩ rằng phật giáo là bi qu

Hư Không Tạng Bồ Tát: Hình Tượng, Ý Nghĩa Tượng Hư Không Tạng Bồ Tát

Hình ảnh
  Hư Không Tạng Bồ Tát hay còn được Phật tử gọi dưới nhiều cái tên khác như là Hư Không Quang, Hư Không Dựng. Hư Không Tạng Bồ Tát trong tên tiếng Phạn là Akasagarbha. Bồ Tát Hư Không Tạng là một trong bát đại Bồ Tát, Ngài làm nhiệm vụ ban bình an cho mọi chúng sinh. Truyền thuyết Phật giáp kể rằng, Ngài có rất nhiều thân phận đặc biệt, mỗi thân phận lại có ý nghĩa riêng. Có lúc Ngài được xem là chủ tôn của Viện Hư Không. Lúc thì người lại ở trong viện thích ca với chức danh là Bồ Tát thị giả. Hư Không Tạng Bồ Tát còn được biết đến là một trong 16 vị bản tôn của Kim Cương giới.   Hình tượng và ý nghĩa Bồ Tát Hư Không Tạng Bồ Tát Hư Không Tạng được người đời phác họa với thân sắc một màu đỏ tươi như màu của máu thịt. Trên đầu Ngài có đội một chiếc mũ ngũ Phật. Tay phải của ngài cầm Tam muội da đạo, tượng trưng cho trí tuệ sáng suốt. Còn tay trái Ngài đặt bên hông và cầm một cành hoa sen, trên bông sen có một miếng ngọc như ý, tượng trưng cho phúc đức của Người. Người ngồi vô

Hình Tượng Đức Phật A Di Đà Trong Phật Giáo?

Hình ảnh
Tượng Đức Phật A Di Đà trên đầu có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông cứu độ, khoác trên người áo cà sa màu đỏ (tượng trưng cho màu mặt trời lặn phương Tây). Tư thế tay của Đức Phật A Di Đà: Đức Phật A Di Đà có thể trong tư thế đứng, tay làm ấn giáo hóa – tức là tay mặt đưa ngang vai, chỉ lên, tay trái đưa ngang bụng, chỉ xuống, hai lòng bàn tay hướng về phía trước; trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau làm thành vòng tròn. I, Hình tượng Phật A Di Đà trong Phật giáo? 1, Đức Phật A Di Đà là ai? Theo giáo lý Phật giáo, chúng sanh đang sống ở nơi không được thanh tịnh, ô uế, được gọi là cõi Sa Bà (Ta Bà) và phải chịu nhiều đau khổ, phiền não. Nơi hàng triệu thế giới sẽ tập trung đến ở phía Tây cõi Ta Bà chính là thế giới Tây Phương Cực Lạc, nơi Đức Phật A Di Đà đang làm giáo chủ và thuyết pháp hóa độ chúng sanh. Hết thảy chúng sanh đều có nguyện vọng được vãn sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc, nơi đó sẽ được sống an vui, hạnh phúc, thoát

Kinh Địa Tạng Cầu Bình An Cho Mẹ Và Bé

Hình ảnh
    Em thấy chăng dưới vòm trời cao rộng Vạn muôn loài chỉ có một tình thương Như biển sâu như dòng nước trong nguồn Tình mẫu tử thật thiêng liêng bất diệt   I, Nhân duyên mẫu tử và ý nghĩa kinh Địa Tạng cho bà bầu và thai nhi: 1, Duyên tiền kiếp và tình mẫu tử: Ngày con đến với đời, có lẽ, cũng là ngày đặc biệt nhất đối với cha mẹ. Ngày con đến vói đời, có lẽ, mọi thứ từ hiện tại tới tương lai, cha mẹ đều dành tất cả cho con. Ba chữ “ tình mẫu tử” nhưng dường như nó bao la đến không biên giới. Từ các niềm tin, tín ngưỡng, từ loài người đến loài vật, từ cõi nhân sinh tới cõi vĩnh hằng, tình mẫu tử luôn tồn tại bất diệt. Với mỗi Phật tử, ngay từ khi mang thai, người mẹ luôn tìm đến việc tụng kinh niệm Phật. Với mong muốn cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất cho con cái. Vậy nên tụng kinh gì khi mang thai? 2, Kinh địa tạng cho mẹ và bé:   Người mẹ khi mang thai nên đọc tụng mỗi ngày kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát tốt cho mẹ và bé hoặc niệm ngàn câu danh hiệu Địa tạng Vương Bồ Tát.

Phật Địa Tạng Vương Và Trọn Bộ Kinh Địa Tạng

Hình ảnh
Chắc hẳn với mỗi Phật Tử, Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát và nghe đọc Kinh Địa Tạng hằng ngày là một việc rất gần gũi. Tuy nhiên, Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai? Kinh Địa Tạng là gì và có sự tích ra sao? Có nên tụng Kinh Địa Tạng ở nhà? Thỉnh tượng Phật Địa Tạng và tụng Kinh Địa Tạng sao cho đúng. Để thấy được sự linh ứng của Kinh Địa Tạng không phải là một điều dễ dàng. Trong bài viết này, Phong Linh Gems sẽ cùng quý Phật tử, quý độc giả tìm hiểu thêm về Phật Địa Tạng Vương và Kinh Địa Tạng qua bào viết dưới đây.   I, Phật Địa Tạng Vương và sự tích kinh Địa Tạng: 1, Phật Địa Tạng Vương: Bồ Tát Địa Tạng chính là một trong 6 vị Đại Bồ Tát trong kinh điển Đại Thừa (cùng với Quan Thế Âm Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát và Di Lặc Bồ Tát). Bồ Tát Địa Tạng còn được xưng tụng là U Minh Giáo Chủ, luôn tiếp trợ và phù giúp cho chúng sinh ở cõi bên kia. Ngài chính là nơi nương tựa cho các linh hồn vất vưởng không nơi nương tựa. Những linh hồn bị giam giữ

Kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát Bổn Nguyện – Nhân Duyên, Hiếu Nghĩa Và Phổ Độ Chúng Sinh Lầm Lạc

Hình ảnh
   I, Bổn Nguyện Đức Địa Tạng và Kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát Bổn Nguyện: Nếu chúng ta học, hiểu và thực hành đúng như lời Phật dạy sẽ đạt được công đức, phước báu thù thắng. Con đường giải thoát là con đường loại trừ tất thảy khổ đau, sinh tử, đem lại an lạc cho chúng sinh. Đó cũng là bổn nguyện của Đức Địa Tạng. Kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện là một trong những bộ kinh Bắc truyền nói về công đức, oai lực của Bồ Tát Địa Tạng Vương. Từ vô lượng kiếp lâu xa về trước, Bồ Tát Địa Tạng đã phát lời nguyện rộng lớn cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi, khi nào địa ngục trống không, chúng sinh được độ thành Phật hết thì Ngài mới thành Phật. II, Sự ra đời Địa Tang Vương Bồ Tát kinh: Nhân duyên Đức Phật thuyết kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện: Sau khi sinh Thái tử Tất Đạt Đa bảy ngày, Thánh Mẫu Ma Da bỏ báo thân sinh về cõi trời Đao Lợi. Bấy giờ, khi Đức Phật sắp nhập Niết bàn, với lòng hiếu thảo của một đấng Thiên Nhân Sư, Ngài đã lên cung trời Đao Lợi thuyết Pháp báo đáp