Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2020

Đức Phật A Di Đà Là Ai? Lịch Sử Đức Phật A Di Đà

Hình ảnh
Đức Phật A Di Đà là một vị vua trong truyền thuyết theo kinh điển Phật giáo Đại Thừa, người đã từ bỏ vương quốc của mình để trở thành một tu sĩ Phật giáo và có tên là Dharmakara, có nghĩa là “Kho Chứa Pháp”. Nhiều Phật tử thuộc trường phái Tịnh Độ thường xuyên niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” để nương tựa thân mình vào Phật A Di Đà để Ngài dẫn họ về cõi Tây Phương Cực Lạc sau khi chết. Theo các kinh sách, Phật A Di Đà sở hữu công đức vô hạn phát sinh từ những việc tốt không biết bao nhiêu kiếp trước. “A Di Đà” có thể dịch là “Ánh Sáng Vô Hạn” do đó Phật A Di Đà thường được gọi là “Đức Phật Ánh Sáng”. Được truyền cảm hứng bởi những lời dạy của Đức Phật Lokesvaraja, Đức Phật A Di Đà đã lập ra 48 lời thề nguyện tuyệt vời để cứu độ chúng sinh. Lời thề thứ 18, là nền tảng của Tịnh Độ: “ Nếu sau khi đạt được Phật quả, tất cả chúng sinh khát khao thành thực và đức tin để được tái sinh trong đất của tôi, niệm tên tôi 10 lần mà không được sinh ra ở đó, thì tôi không thể đạt được giác n

Hướng Dẫn Cách Đeo Dây Chuyền Tỳ Hưu Chuẩn Phong Thủy

Hình ảnh
Mặt Dây Chuyền Tỳ Hưu là một trong những đồ trang sức được nhiều người ưa chuộng, nó vừa là đồ trang sức làm đẹp trên người, vừa là vật phẩm phong thủy giúp Chiêu Tài, Hút Lộc, gia tăng may mắn trong cuộc sống. Tuy nhiên, cách đeo dây chuyền đá Tỳ Hưu như thế nào mới đúng chuẩn phong thủy để phát huy tối đa công dụng thì không phải ai cũng nắm. Trong bài viết này, Phong Linh Gems sẽ Hướng Dẫn Cách Đeo Dây Chuyền Tỳ Hưu Chuẩn Phong Thủy nhé.     Sơ Lược Về Ý Nghĩa Của Tỳ Hưu: Theo truyền thuyết, Tỳ Hưu là một linh vật số 1 trong việc thu hút tài lộc bởi linh vật này có miệng rộng, mông to lại không có hậu môn chỉ có ăn mà không có nhả ra và sở thích của chúng là ăn vàng bạc châu báu. Vậy Đeo Mặt Dây Chuyền Tỳ Hưu Giúp Ích Được Gì? Tỳ Hưu được tạc từ đá tự nhiên sẽ giúp Chiêu Tài, Hút Lộc – thúc đẩy công danh sự nghiệp vẹn toàn. Tỳ Hưu giúp những người kinh doanh buôn bán, mua may bán đắt, thuận buồm xuôi gió trong công việc làm ăn của mình. Mang dây chuyền đá Tỳ Hưu bên mình

Đức Phật A Di Đà và Cõi Tây Phương Cực Lạc

Hình ảnh
Đức Phật A Di Đà là một vị vua trong truyền thuyết theo kinh điển Phật giáo Đại Thừa, người đã từ bỏ vương quốc của mình để trở thành một tu sĩ Phật giáo và có tên là Dharmakara, có nghĩa là “Kho Chứa Pháp”. Nhiều Phật tử thuộc trường phái Tịnh Độ thường xuyên niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” để nương tựa thân mình vào Phật A Di Đà để Ngài dẫn họ về cõi Tây Phương Cực Lạc sau khi chết.     Đức Phật A Di Đà Là Ai? Phật A Di Đà (Tiếng Phạn: Amitabha – Amitayus, Trung Quốc: Amituofo) là một vị Phật thường được mô tả trong kinh điển Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông, một chi nhánh của Phật giáo thực hành chủ yếu ở khu vực Đông Á. Theo các kinh sách, Phật A Di Đà sở hữu công đức vô hạn phát sinh từ những việc tốt không biết bao nhiêu kiếp trước. “A Di Đà” có thể dịch là “Ánh Sáng Vô Hạn” do đó Phật A Di Đà thường được gọi là “Đức Phật Ánh Sáng”. Được truyền cảm hứng bởi những lời dạy của Đức Phật Lokesvaraja, Đức Phật A Di Đà đã lập ra 48 lời thề nguyện tuyệt vời để cứu

Hành Trình Đức Phật A Di Đà Tu Tập Đắc Đạo Như Thế Nào?

Hình ảnh
 Trước khi tu luyện đắc Đạo, Đức Phật A Di Đà đã trải qua vô lượng kiếp, trong đó có một kiếp là quốc vương nước Diệu Hỷ, tên gọi Kiều Thi Già. Phụ vương của ngài tên là Nguyệt Thượng Chuyển Luân Vương, mẫu thân ngài là Thù Thắng Diệu Nhan. Thời đó có một vị Phật xuất thế, tên gọi là Thế Tự Tại Vương Như Lai (là vị Phật thứ 53 sau Định Quang Phật). Kiều Thi Già nghe Phật thuyết Pháp, trong lòng vui thích, tâm địa rộng mở bèn phát tâm vô thượng Bồ Đề. Ông từ bỏ ngôi báu quốc vương, quy y theo Phật Thế Tự Tại Vương rồi xuất gia, được ban Pháp hiệu tỳ kheo Pháp Tạng.     Ý chí tu hành của tỳ kheo Pháp Tạng là cứu độ khổ nạn của tất cả chúng sinh, phát xuất nguyện lực to lớn và rộng khắp. Ngài vốn thích tu trì hạnh đặc biệt, đồng thời mong muốn đạt được Phật quả tối cao vô thượng. Đối với các chúng sinh khổ não đang trầm luân trong biển khổ, ngài mong muốn ban cho họ an lạc và lợi ích to lớn nhất, thì mới thỏa mãn tâm nguyện của mình. Thế là, ngài suy nghĩ kỹ lưỡng, để đạt đư

Đức Phật Thích Ca Và Đức Phật A Di Đà Khác Nhau Thế Nào?

Hình ảnh
 Không ít người nhầm tưởng Phật Thích Ca và Phật A Di Đà là một. Bởi khi nhắc tới hai vị Phật này, mọi người thường hay niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” hay “Nam Mô Bổn Ni Thích Ca Mâu Ni Phật”. Vậy làm thế nào để phân biệt và không nhầm lẫn giữa hai Ngài?   1. Phật Thích Ca Và Phật A Di Đà Về tâm linh, nếu được hỏi có phải Phật Thích Ca và Phật A Di Đà là tên một vị Phật, rất nhiều người sẽ phân vân không biết câu trả lời như thế nào. Bởi bạn vẫn thấy mọi người niệm Nam Mô A Di Đà Phật hay Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, dễ nhầm tưởng đây là 1 vị Phật. Tuy nhiên, đây là 2 vị Phật tách biệt: Một vị Phật có thật trong lịch sử và một vị xuất hiện trong kinh Phật giáo.     2. Tìm Hiểu Phật Thích Ca Là Ai? Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật. Ngài được xác nhận là có thật trong lịch sử, chính là Hoàng Tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm của vương quốc Thích Ca, thuộc Ấn Độ ngày nay. Ngài sinh vào khoảng năm 624 TCN, là Thái tử con Vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma Da. Theo sách

37 Pháp Hành Bồ Tát Đạo

Hình ảnh
37 Pháp Hành Bồ Tát Đạo là những lời dạy thâm sâu của Bậc Cổ Đức đối với những ai muốn đi trên con đường Bồ Tát. Mỗi một lời pháp có tác dụng khuyến tấn thực hành tu tập Phật Pháp, giữ trọn đạo hạnh, siêng làm điều lành, tránh các việc dữ. Hôm nay, hội đủ duyên lành, Phong Linh xin được chia sẻ 37 Pháp Hành Bồ Tát Đạo đến các Quý Đạo Hữu, Phật Tử, Quý Thiện Hữu Tri Thức gần xa.     1. Đã được thân người quý hiếm đầy đủ sự tự do và may mắn, vậy hãy chuyên cần lắng nghe, suy tư và thiền quán bất kể ngày đêm để giải thoát cho chính mình và chúng sanh khỏi biển khổ luân hồi – đấy là pháp hành Bồ Tát Đạo. 2. Vì quyến luyến người thân, ta bị khuấy động như sóng nước. Vì hận ghét kẻ thù, ta bị thiêu đốt như lửa cháy. Bởi vậy trong bóng tối của sự hỗn độn, ta quên bẳng những gì nên làm và những gì không nên làm. Hãy từ bỏ bản ngã – đấy là pháp hành Bồ Tát Đạo. 3. Xa lánh các đối tượng xấu, phiền não sẽ dần giảm thiểu. Gìn giữ không để thất niệm, các pháp thiện sẽ tự nhiên trong s

Kính Ngưỡng Phổ Hiền Bồ Tát – Hướng Tới Ánh Sáng Chân Lý Tu Hành

Hình ảnh
Phổ Hiền Bồ Tát là một trong tứ đại Bồ Tát của Phật giáo, năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy cầu khẩn của chúng sinh mà hiện thân hóa độ. Ngài được kính ngưỡng là vị thần bảo hộ của những người tuyên giảng đạo pháp. Phổ Hiền là danh xưng phiên âm từ tiếng Phạn, trong đó Phổ nghĩa là Phổ Biến, Hiền là Đẳng Giác Bồ Tát, Phổ Hiền là vị Bồ Tát Đẳng Giác có mặt mọi lúc mọi nơi, hiện thân theo cầu khẩn của chúng sinh, có năng lực và pháp giới tỏa chín phương mười cõi. Theo Đại Nhật Kinh Sơ có viết: “Phổ Hiền Bồ Tát, Phổ nghĩa là trải khắp mọi nơi, Hiền là diệu thiện nhất. Ý nói Phổ Hiền Bồ Tát dựa hạnh nguyện phát ra từ tâm Bồ Đề và sự cân bằng của thân, khẩu, ý phổ khắp mọi nơi, diệu thiện thuần nhất, có đủ các đức, vì thế gọi là Phổ Hiền”.   Phổ Hiền là vị Bồ Tát quốc độ của Thượng Vương Như Lai, tương truyền đã lãnh đạo 500 vị Đại Bồ Tát tới nghe thuyết pháp kinh Pháp Hoa và phát tâm hộ trì chánh pháp của Đức Phật Thích Ca. Ngài đại diện cho trí tuệ, thấu

Đại Thế Chí Bồ Tát – Ánh Sáng Vô Biên Phổ Độ Chúng Sinh

Hình ảnh
Đại Thế Chí Bồ Tát cùng với Quan Thế Âm Bồ Tát là thị giả theo hầu Phật A Di Đà, xưng tụng là Tây Phương Tam Thánh, tiếp dẫn và độ hóa chúng sinh bằng trí tuệ. Đại Thế Chí Bồ Tát được phiên phiên âm từ tiếng Phạn là Mahastamaprapta, dịch ý là Đại Thế Chí hoặc Đại Tinh Tiến, gọi tắt là Thế Chí Bồ Tát. Ngoài ra còn những tên khác như Đắc Đại Thế Bồ tát, Đại Tinh Tấn Bồ Tát, Vô Biên Quang Bồ Tát. Mỗi cái tên, danh xưng đều có ý nghĩa quan trọng, gắn liền với đạo hạnh và chức trách mà Ngài mang. Cái tên Đại Thế Chí xuất phát từ việc Ngài dùng ánh sáng trí tuệ chiếp khắp muôn nơi để chúng sinh mười phương thoát khỏi đau khổ, đạt thành tựu Bồ Đề, có đạo hạnh chuyên tu. Đắc Đại Thế Bồ Tát có nghiêng về diễn tả đại hùng đại lực đại từ bi của Ngài, dùng hạnh nguyện của mình để điều phục và tiếp độ chúng sinh trong thế giới Ta bà.     Đại Tin Tấn hay Đại Tinh Tiến tức là vị Bồ Tát có sức tinh tiến vĩ đại, vô biên, càng ngày càng tiến lên để hóa giải mọi phiền não và giáo hóa chúng

Văn Thù Bồ Tát – Vị Phật Dùng Trí Tuệ Dẫn Đường Chúng Sinh

Hình ảnh
  Văn Thù Bồ Tát hay Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là vị Bồ Tát có vị trí quan trọng trong Phật giáo, thường được biết tới là một trong tứ đại Bồ Tát và Hoa Nghiêm Tam Thánh. Văn Thù Bồ Tát là tên gọi phiên âm từ tiếng Phạn, gọi đầy đủ là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát dịch âm là Văn Thù Thi Lợi, Mạn Thù Thất Lợi, dịch ý là Diệu Cát Tường, Diệu Đức. Trong đó, ý tứ của Diệu Âm, Diệu Đức là âm thanh êm ái nhẹ nhàng, đức độ ôn nhu thanh thuần. Ngài đại diện cho trí huệ về mặt đạo đức, chân lý về mặt tinh thần. Đây là vị Bồ Tát tượng trưng cho kinh nghiệm giác ngộ và ánh sáng của học vấn, đạt được thành quả tu hành bằng phương tiện tri thức. Danh xưng của Ngài chính là xuất phát từ ý nghĩa Phật giáo mà Ngài mang, soi tỏ chúng sinh bằng tiếng nói dịu dàng và ánh sáng của đức độ.   Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thấu triệt chân lý của thế gian, có khả năng soi rọi và chuyển hóa mọi khổ sở, phiền não, u minh, dục ái, ô nhiễm thành thanh tịnh, đưa chúng sinh vượt qua cảnh giới trần tục, tiến tớ

8 Vị Phật Bản Mệnh Nào Hộ Mệnh Cho 12 Con Giáp

Hình ảnh
 Theo tử vi Phương Đông thì số mệnh của mỗi người đều dựa trên quy luật Phong Thủy, Âm Dương, Ngũ Hành. Mỗi người tương ứng với một tuổi theo một con giáp cố định suốt đời. Mỗi một con giáp sẽ có một vị Phật Bản Mệnh riêng, phù hộ độ trì, mang lại bình an, sức khỏe cho mỗi người vì thế nếu muốn cầu bình an, may mắn, thành công thì nên đeo vòng hoặc mặt dây chuyền có hình vị phật độ mệnh cho con giáp của mình và làm việc tốt kết hợp cùng hướng tới vị phật bản mệnh để cầu phúc.     1. Tuổi Tý – Thiên Thủ Thiên Nhãn : Thiên Thủ Thiên Nhãn ( Phật Bà Quan Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt ) là vị Phật Bản Mệnh cho người tuổi Tý , là một trong Tứ Đại Bồ Tát theo tín ngưỡng dân gian. Quan Thế Âm Bồ Tát cùng với Đại Thế Chí Bồ Tát đều là thị giả của đức Phật A Di Đà hợp thành ” Tây Phương Tam Thánh”. Phật Bà Quan Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt là một trong những ứng hóa phổ biến nhất của Quan Thế Âm Bồ Tát, nghìn tay của Quan Âm biểu tượng phù trợ chúng sinh, nghìn mắt của Quan Âm giúp nhìn khắp th

Ngài Anada – Thiên Hạ Đệ Nhất Trí Nhớ

Hình ảnh
 Tôn giả A Nan Đa là một trong mười vị đệ tử lớn của đức Phật, người được mệnh danh là rất uyên thâm trong nhiều lĩnh vực và có trí nhớ siêu phàm (đa văn đệ nhất). Với những đức tính đặc biệt, tôn giả A Nan được đại chúng thời bấy giờ đề cử làm thị giả cho đức Phật và được đức Phật hoan hỷ chấp thuận. Tôn giả A Nan đã luôn theo sát đức Thế Tôn trong suốt hơn 25 năm cuối, luôn tận tụy trong việc chăm sóc đức Phật; ghi nhớ tất cả những gì mà đức Phật dạy bảo; luôn đem đến niềm an lạc cho mọi người, như chính ý nghĩa của tên Ngài – Ananda: an lành và hạnh phúc.     A Nan sinh trưởng trong một gia đình truyền thống Kshatriya (chiến sĩ giai cấp nắm quyền hành thống trị đất nước Ấn Ðộ thời bấy giờ), con của vua Amitodana. Vua Amitodana là em ruột của vua Suddhodana (Tịnh Phạn Vương – phụ thân của đức Phật). Trong quan hệ dòng họ, A Nan là em chú bác ruột với đức Phật. Ngày đức Phật trở về Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) để thăm vua cha và thân quyến lần đầu tiên sau khi thành đạo, tro

Văn Thù Bồ Tát – Vị Phật Bản Mệnh Tuổi Mão

Hình ảnh
 Trong sách “ Pháp Uyển Châu Lâm ” có viết: mỗi một con giáp sẽ nhận được sự phù hộ, độ trì trong suốt cuộc đời, các vị Phật này sẽ bảo hộ cho bạn được bình an, cuộc sống thuận buồm xuôi gió… vì vậy chúng ta nên biết vị Phật Bản Mệnh của mình là ai để khi đi chùa cầu an lễ Phật, ta biết hướng về ai kêu cầu, ước nguyện. Bày tượng Phật Bản Mệnh hoặc đeo mặt dây chuyền Phật Bản Mệnh, bạn sẽ có được bình an, may mắn và hạnh phúc như ý. Trong bài viết này, hãy cùng Phong Linh Gems đi tìm hiểu về Văn Thù Bồ Tát – Vị Phật Độ Mệnh cho người tuổi Mão nhé.     Văn Thù Bồ Tát Là Ai? Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cũng được gọi là Mạn Thù Thất lỵ, có nghĩa là Diệu Đức, Diệu Cát Tường. Xưa kia Ngài là con thứ 3 của Vô Trách Nhiệm, có tên là Thái tử Vương Chúng. Ngài cúng dường Phật Bảo Tạng và phát nguyện độ sinh nên được hiệu là Văn Thù Sư Lợi. Sa

Con Cái Đến Với Cha Mẹ Cũng Là Do Loại 4 Nghiệp Duyên Tích Từ Kiếp Trước

Hình ảnh
Phật dạy: Con cái đến với cha mẹ cũng là do loại 4 nghiệp duyên tích từ kiếp trước nhưng dù là duyên nghiệp gì, cha mẹ cũng hãy là tấm gương sáng để con cái noi theo.   Nghiệp Duyên Thứ Nhất: Báo Ơn Phật dạy, loại nghiệp duyên này là do kiếp trước cha mẹ có ơn với con. Thế nên kiếp này con mới đầu thai để đền ơn cho cha mẹ. Ơn nghĩa càng lớn, con ở với cha mẹ càng lâu. Trả hết ân, con cái sẽ ra đi. Những đứa con này sẽ không quản ngại gian khó để phụng dưỡng, mong mỏi cha mẹ có được nhà hạ, an vui. Không chỉ vậy, con còn không ngừng tu dưỡng đạo đức và trí tuệ, công thành danh toại, khiến cha mẹ nở mặt nở mày, rạng danh với thiên hạ. Nghiệp Duyên Thứ Hai: Báo Oán Kiếp trước, cha mẹ vì kết hận với người nên họ đầu thai làm con của cha mẹ kiếp này để báo oán. Vậy nên, mới có trường hợp con cái ngỗ nghịch, bất hiếu, phá gia chi tử. Khi còn nhỏ thì ngỗ nghịch, khiến cha mẹ mất mặt, khổ sở, đau đầu. Khi cha mẹ già thì bất hiếu, không cung phụng, thậm chí còn bòn rút tổ nghiệ

Phật Dạy: Trên Đời Con Người Nếu Cho Đi 3 Thứ Đơn Giản Này, Sẽ Trọn Vẹn Công Đức

Hình ảnh
    Phật Dạy, hành thiện tích đức là cách duy nhất để gia tăng phúc báo, giúp hậu vận rực sáng, con cháu hiển đạt, nhất là cho đi 3 thứ đơn giản sau, bất cứ ai cũng đều làm được.   1. Vật Chất : Vật chất, cho đi tưởng dễ nhưng lại khó muôn phần. Bởi muốn dùng vật chất để giúp đỡ người khác, trước hết ta phải có tài sản, và đủ để nuôi sống bản thân và người thân của mình. Bởi mình còn lo không nổi sao có thể giúp người đến nơi đến chôn. Cha mẹ thiếu thốn, con cái đói rách mà thiên hạ được no ấm, có phải rất đáng buồn không? Phật dạy, tiền bạc chỉ là vật ngoài thân, tiền càng nhiều, nếu giữ làm của riêng sẽ chỉ sinh phiền muộn, bất mãn và làm dụng.   2. Giáo Dục : Giáo dục tức là truyền cho người khác trí tuệ, để họ có kiến thức, kỹ năng thoát khỏi bể khổ, nghèo khó.Có câu nói thế này, thay vì cho đứa trẻ một quả táo, hãy dạy nó cách vun trồng. Sử dụng vật chất để giúp đỡ người khác, sẽ có giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định. Khi tiền hết, lương thực kiệt quệ,

Hư Không Tạng Bồ Tát – Vị Phật Bản Mệnh Tuổi Sửu Và Tuổi Dần

Hình ảnh
 Trong cuốn sách “Pháp Uyển Châu Lâm” của nhà Phật cho hay: vị Phật Bản Mệnh cho người tuổi Sửu và Dần chính là Hư Không Tạng Bồ Tát, ngài là biểu tượng của trí tuệ, mang bình an và phước lành, là biểu tượng cho sức mạnh của sự bảo vệ. Vì vậy những người tuổi Sửu và Dần mang bên mình mặt dây chuyền Hư Không Tạng Bồ Tát sẽ giúp cho đường tài vận của người tuổi Thân thêm hanh thông, thuận lợi, có thể làm ra và tích lũy được nhiều của cải; đi đến đâu cũng được quý nhân phù trợ, tránh xa những kẻ tiểu nhân hãm hại, cuộc đời luôn được bình an, hạnh phúc.     Hư Không Tạng Bồ Tát Là Ai? Hư Không Tạng Bồ Tát có tên tiếng phạn là Akasagarbha, phiên âm là A Già Xả Bích Bà, là một trong 8 vị bồ tát vĩ đại của Phật Giáo, ngài là vị Phật Bản Mệnh cho tuổi Sửu và tuổi Dần. Tên của Ngài thể hiện sự khôn ngoan vô biên như không gian của vũ trụ