Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2022

Sự Tích Đức Bồ Tát Phổ Hiền

Hình ảnh
  Bồ tát Phổ Hiền là ai? Có vai trò gì trong Phật giáo?. Bài viết này Văn Hóa Tâm Linh chia sẻ với độc giả về vị bồ tát này.      Bồ Tát Phổ Hiền Là Ai?  Ngài được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo (tứ đại Bồ tát là Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Địa Tạng và Bồ tát Phổ Hiền). Ngài và Bồ tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở bên trái và Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải. Nếu như Bồ tát Văn Thù đại biểu cho trí, tuệ, chứng, nắm giữ trí tuệ và chứng đức của chư Phật. Bồ tát Phổ Hiền đại biểu cho lý, định, hạnh, nắm giữ lý đức, định đức và hạnh đức của chư Phật. Các ngài cũng diễn giải sự hoàn bị viên mãn của lý trí, định tuệ và hạnh chứng của Như Lai. Cả hai vị bản tôn cùng với Phật Tỳ Lô Giá Na được gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh. Mật Tông xưng tụng Bồ tát Phổ Hiền là Thiện Nhiếp Kim Cương, Chân Như Kim Cương, Như Ý Kim Cương. Ngài còn được xem là đồng thể với Kim Cương Tát Đỏa. Khi Đ

Ý Nghĩa Các Ngày Rằm Theo Phật Giáo

Hình ảnh
Những ngày Rằm có ý nghĩa, đánh dấu các mốc quan trọng trong lịch sử Phật Giáo là các ngày Rằm tháng: 4, 5, 6, 7, 9, 10, 11, 12, 2, 3. Thứ Tự Các Ngày Rằm Trong Năm Theo Phật Giáo    Rằm tháng 4 là ngày Đại lễ Phật Đản, đây là ngày Phật tổ Thích Ca Mâu Ni ra đời. Ngày Rằm tháng 4 được xem là ngày đầu tiên trong năm của lịch nhà Phật.    Rằm tháng 5 đánh dấu sự kiện thánh tăng A-la-hán Mahinda bước chân lên đất Tích Lan, khai sáng không chỉ nền đạo truyền thống Nam tông.    Rằm tháng 6 là ngày Đức Phật lần đầu thuyết pháp, kinh Chuyển Pháp Luân và lên cung trời Đâu Xuất để giảng luận A-tì-đàm cho thân mẫu và chư thiên, bảy năm sau ngày Thành Đạo.    Rằm tháng 7 là ngày mà toàn thể chư tăng bắt đầu an cư kiết hạ.    Rằm tháng 8 chư tăng an cư và nghiêm trì giới luật.    Rằm tháng 9 là ngày Đức Phật hoàn tất 3 tháng thuyết pháp giảng luận A-tì-đàm cho thân mẫu và chư thiên nghe; phái đoàn do tôn giả Mahà Arittha hướng dẫn về gặp vua A Dục để thỉnh cầu nhà vua cho phép A-la-hán

8 Điều Cần Biết Của Người Phật Tử

Hình ảnh
Quy y Tam bảo rồi, người Phật tử phải biết một số điều cần thiết để trợ duyên cho việc tu học của mình được phước huệ đầy đủ, sự lý viên dung. 1. Thờ Phật Là người Phật tử, trong nhà cần phải có một bàn thờ Phật để hằng ngày chiêm ngưỡng, quán tưởng và lễ bái. Nhìn tượng Phật, chúng ta nghĩ tưởng như Ngài đang hiện diện, nguyện noi gương Ngài để tinh tấn tu học. Bàn thờ nên bố trí nơi trang trọng nhất trong nhà. Nếu nhà rộng nên dành riêng một phòng làm nơi thờ Phật. Trên bàn thờ nên tôn trí hình tượng của đức Phật Bổn sư Thích-ca Mâu-ni, không nên thờ hình tượng nhiều làm giảm sự trang nghiêm. Phật nào cũng có đầy đủ đức tính vô lượng thọ, vô lượng quang và vô lượng công đức. Cho nên, thờ một Phật là thờ tất cả Phật. Thực tế, không ai nhìn thấy đức Phật Thích-ca Mâu-ni, Phật A-di-đà. Chúng ta nghĩ Phật nào là Phật đó, vì mỗi đức Phật đều có đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp. Trường hợp người tu theo pháp môn Tịnh độ, vì tôn kính, ngưỡng mộ hình ảnh đức Phật A-di-đà, chúng ta có

Giữ Được Tâm An Nhiều Phước Lộc Sẽ Tới

Hình ảnh
Đức Phật dạy khi tu được tâm an định thì mọi việc tốt lành – “ Tâm An Vạn Pháp An ”, “ Chế Tâm Nhất Xứ, Vô Sự Bất Biện ”. Đây là câu thần chú của nhà Phật. Trong những lúc nguy nan, chúng ta tĩnh được tâm lại thì sẽ vượt qua được nguy nan. Ngược lại, nếu rối tâm, việc sẽ hỏng và xảy ra hậu quả nặng. Cho nên, Đức Phật dạy “chế tâm” – tức chế ngự tâm mình, “nhất xứ” – tức an một chỗ, giữ cho tâm an ổn một chỗ thì “vô sự bất biện” – không sự gì không thành tựu.   Vì thế, chúng ta đang mong cầu một việc được thành tựu thì phải biết giữ tâm an trước việc đó. Nếu tâm không an, việc sẽ không thành, không những bị người phá mà có thể còn bị ma quỷ phá. Ví dụ, ở cơ quan có vị Giám đốc sắp nghỉ hưu và có 2, 3 vị Phó Giám đốc ứng cử vào vị trí đó. Nếu chúng ta mong được làm Giám đốc và thể hiện ra mặt sự mong mỏi này, các vị Phó Giám đốc kia biết được sẽ chọc phá chúng ta, không những con người mà ma quỷ, quỷ thần cũng phá. Nhưng tâm an lại dễ được. Đó là bí quyết. Cứ giữ tâm an

Tại Sao Nên Niệm Phật? Niệm Phật Thế Nào Cho Đúng?

Hình ảnh
Chúng ta nên niệm Phật? muốn được vãng sinh thì phải gây nghiệp nhân Tịnh độ, nghĩa là ta phải tiêu diệt ác nghiệp, nuôi dưỡng thiện căn và phước đức rồi nối liền thiện căn và phước đức ấy với cõi Cực lạc bằng phép niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà.   Vì Sao Nên Niệm Phật? Đây là câu hỏi và cũng là câu trả lời riêng cho mỗi chúng ta. Có nhiều cách để niệm Phật nhưng không ngoài mục đích là để diệt trừ những vọng tưởng điên đảo dấy khởi lên trong tâm thức. Lúc niệm Phật thì ta phải tưởng nhớ đến Phật, nhớ nghĩ đến những đức tính tốt đẹp vô biên của Phật, như Phật A Di Đà có vô lượng vô biên tánh đức: vô lượng quang, vô lượng thọ, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả… Khi Tâm chúng ta bị vô minh làm mờ đục, chẳng khác gì nước bị bùn nhơ làm ngầu đục. Muốn cho nước đục kia hóa ra trong, không có phương pháp nào hay hơn là gia một chút phèn vào, thì các chất dơ bẩn ngầu đục kia dần dần lắng xuống, bấy giờ nước đục trở nên trong sạch. Niệm Phật chính là nhớ, nghĩ đến những Vị hoàn toàn tốt đẹp