Thỉnh Mẹ Quan Âm Ngày Nào Tốt ? 5 Điều Nên Biết Về Cách Thỉnh Phật Bà Quan Âm
Thỉnh Phật Bà Quan Thế Âm về nhà để tôn thờ từ lâu đã là truyền thống của Phật tử Việt Nam và trên thế giới
Phật Bà Quan Thế Âm là Bồ Tát hiện thân trong mọi hình dạng với mục đích là cứu chúng sinh thoát khỏi những đau khổ, chướng cản trong cuộc sống, những kiếp nạn liên quan tới thủy hỏa, binh đao hoặc yêu ma.
Do vậy người đời thường đi chùa để cầu xin Phật Quan Âm mang lại những điều tốt đẹp.
Và việc thỉnh tượng mẹ Quan Âm để thờ cũng là cách để giúp Bồ Tát che chở cho gia đình vượt qua những khổ ải.
Hầu hết các hình ảnh về Quán Thế Âm Bồ Tát đều toát lên sự từ bi, nhân hậu.
Trong văn hóa Phương Đông, hình ảnh Đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát được khắc họa dưới hình dáng của nữ nhân, có pháp lực cao nhất chỉ sau Phật Tổ.
Trong kinh Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát đứng cạnh Phật Adida và những công lao của Người được thể hiện rõ trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
Nhờ sự từ bi, cứu khổ chúng sinh của Quan Thế Âm Bồ Tát mà Người được chúng sinh ghi nhớ và luôn có niềm tin bất diệt về sự giác ngộ của đạo Phật.
Tuy nhiên cách thỉnh Phật Bà Quan Âm về nhà như thế nào?
Cách cúng Phật Bà hay cách cầu xin mẹ Quan Âm trong mọi việc thế nào thì nhiều người chưa nắm rõ.
Những Hình Tướng Của Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát
Khi thỉnh tượng Phật Quan Âm không phải chỉ để đặt lên để thờ mà qua các hình dạng của Phật, chúng ta học được những đức hạnh và tu theo hướng chỉ dạy của Người. Cụ thể như sau:
Để thỉnh đúng tượng Phật đẹp, nghiêm trang theo mong muốn của gia đình mình, gia chủ có thể tham khảo các bức tượng của Điêu Khắc Trần Gia với những đường nét tỉ mỉ, mang thần thái của Đức Phật.
Hình ảnh Phật bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt thể hiện thần lực của Ngài để cứu vướt chúng sinh khắp nơi trên trần gian.
Người xưa kể rằng nước đựng trong bình cam lộ là nước thần có thể giúp chúng sinh xoa dịu nỗi đau và thoát khỏi cửa ải khó khăn.
Khi thỉnh tượng Phật Quan Âm không phải chỉ để đặt lên để thờ mà qua các hình dạng của Phật, chúng ta học được những đức hạnh và tu theo hướng chỉ dạy của Người. Cụ thể như sau:
Với hình ảnh Đức Phật cầm cành dương liễu thể hiện cho sự nhẫn nhin, dẻo dai mà Đức Phật muốn truyền lại cho chúng sinh.
Hình ảnh Phật Bà Quan Âm cưỡi rồng thể hiện là Ngài đứng trên bể khổ của chúng sinh.
Từ đó ban phước lành và cứu vớt chúng sinh tai qua nạn khỏi.
Hình ảnh này được những người dân đi biển thờ cúng với ý nghĩa Ngài che chở cho chúng sinh mọi nơi trên biển và giúp chúng sinh vượt qua mọi sóng gió.
Cách thỉnh Thỉnh Phật Bà Quan Thế Âm về nhà thờ bằng 3 bước đơn giản:
Khi chuẩn bị thỉnh tượn Phật Bà Quan Âm về nhà thờ. Gia chủ, Phật tử có thể tham khảm 3 bước thỉnh tượng Phật Bà về nhà đơn giản sau:
1, Chuẩn bị tượng Phật:
Nên lựa chọn địa chỉ uy tín có đội ngũ thợ chạm khắc có tay nghề cao để thỉnh tượng Phật đẹp. Tượng phải thể hiện được thần thái của Đức Phật, chân dung tượng phật bà phải giống thật, khuôn mặt hiền từ, phúc hậu, các đường nét chạm khắc mềm mại.
Đồng thời cần lựa chọn thỉnh Phật Bà Quan Âm có kích thước và chất liệu phù hợp với gia đình, điều kiện đế chọn lựa.
Thỉnh mẹ Quan Âm ở đâu?
Bất cứ gia chủ nào khi thờ tượng Phật Bà Quan Âm Bồ Tát đều mong muốn tìm những bức tượng đẹp, phù hợp, tinh tế toát lên thần thái, linh hồn của bồ tát
Thấu hiểu những mong muốn của quý khách hàng, cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia với kinh nghiệm hơn 20 năm trong ngành luôn dồn tâm huyết, sự tôn kính của mình với các chư Phật Bồ Tát, thần thánh để khắc họa tỉ mỉ, cẩn trọng trong từng đường nét.
Đấy là lý do mà những bức tượng của Trần Gia mang cái thần cái hồn, sinh động của các chư vị Phật, Bồ Tát.
2, Chuẩn bị bàn thờ thỉnh Phật Bà Quan Thế Âm về nhà:
Chuẩn bị bàn thờ Phật cần cao ráo, sạch sẽ, cần có chỗ dựa phía sau.
Không được đặt cạnh phòng bếp, phòng ngủ, nhà vệ sinh.
Hướng đặt nên hướng ra cửa chính hoặc ban công.
3, Lựa chọn ngày tốt thỉnh mẹ Quan Âm:
Vẫn còn một số quan niệm cho rằng nếu không chọn ngày tốt để thỉnh Phật Quan Âm thì sẽ mang đến tai họa. Đây là điều sai lầm.
Bởi thực chất nhà Phật luôn quan niệm tùy duyên nghĩa là khi có duyên với Phật thì bất cứ giờ nào cũng có thể thỉnh Phật không cớ gì phải chọn ngày thỉnh mẹ Quan Âm. Đạo Phật quan trọng nhất là sự thành Tâm của các tín đồ. Thờ Phật Quan Âm quan trọng nhất là sự thành Tâm. Việc lựa chọn ngày tốt để thỉnh tượng Quan Âm thể hiện sự thành tâm của gia chủ, phật tử khi thình tượng Quan Âm về nhà.
Vậy thỉnh mẹ Quan Âm ngày nào tốt?
Nhiều gia chủ chọn ngày tốt thỉnh Phật Quan Âm là ngày mùng 1 hoặc ngày 15 âm lịch- đây là 2 ngày ăn chay để thỉnh Phật vào nhà
Cũng có nhiều người lại xem ngày tốt thỉnh Phật Bà là ngày “Vía” Quan Âm như ngày 19/02 là ngày đản sinh, ngày 19/06 là ngày Người thành đạo và ngày 19/09 là ngày xuất gia.
Khai quang Phật Quan Âm thế nào?
Khai quang Phật Quan Âm là bước quan trọng trong cách thờ cúng Quan Âm Bồ Tát.
Bởi đây là bước giúp cho bức tượng Phật có hồn và án ngự tại gia đình của bạn.
Để khai quang Phật Quan Âm bạn cần chuẩn bị các bước sau.
Bước 1: chuẩn bị trước khai quang
Chuẩn bị nơi thờ cúng trang nghiêm. Khi tượng Phật sau khi thỉnh về cần dùng vải điều trùm kín tượng. Thực hiện đặt tượng ở nơi cao ráo, sạch sẽ tránh những nơi uế tạp.
Gia chủ chuẩn bị đàn tế và mâm cỗ chay.
Bước 2: Tiến hành khai quang:
Chuẩn bị việc bao sái tượng: Để bao sái, bạn nên dùng nước thơm mua ở những cửa hàng đồ cúng, Hoặc bạn có thể nấu nước rượu, quế, và chút dầu thơm để làm nước bao sái.
Tiếp theo bạn thực hiện làm sạch tượng Phật Bà Quan Âm bằng cách:
- Với tượng nhỏ: gia chủ đặt tượng vào trong chậu ở nơi cao ráo, sạch sẽ. Dùng khăn mềm sạch thấm nước để lau xung quanh một cách nhẹ nhàng.
- Với tượng lớn thì có thể đặt nguyên tượng và thực hiện dùng khăn mềm thấm nước bao sái và làm sạch xung quanh.
Sau đó để tượng khô tự nhiên rồi dùng khăn điều trước đó phủ kín và chuẩn bị cho nghi lễ. Gia chủ có thể mời sư thầy hoặc thầy cúng tiến hành khai quang.
Sư thầy thắp hương và xin phép thực hiện nghi lễ.
Sư thầy tiến hành đọc bài trì chú khai quang ở đàn tràng hoặc gia chủ ăn mặc sạch sẽ, lên hương và đọc bài cúng Phật Quan Âm Bồ Tát:
Phụng thỉnh Bồ Tát Quán Thế Âm
Ngự tại Nam Phương Đông Hải
Đệ tử tên là:….
Sinh năm:….
Trú tại:….
Hôm nay, nhằm ngày lành tháng đẹp. Đệ tử sắm sanh hương hoa, đồ chay tịnh. Tượng đẹp, khí lành. Kính dâng lên Người. Xin Bồ Tát Quán Thế Âm từ bi vô lượng. Xin rằng:
Hồn vô nhập tượng. Phật nhập mãn thân.
Thân thể nhẹ nhàng.
Hào quang sáng tỏ.
Cam Lồ nước ngọt
Dương liễu cành xanh.
Cứu khổ, độ trì.
Phước duyên tốt đẹp
Cấp cấp linh linh!
Sau đó gia chủ bỏ khăn điều che tượng và tiến hành dùng khăn thấm nước gừng lau mắt cho tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát.
Đồng thời yên vị tượng tại nơi thờ cúng.
Sư thầy đọc bài trì chú khai quang ở đàn tràng. Đồng thời gia chủ cầm gương giơ lên, nhẹ nhàng đưa qua đưa lại trước tượng Phật. Tiếp theo, gia chủ viết chữ An lên diện tượng Phật và thực hiện bài niệm khai phục nhãn.
Lưu ý: Chiếc gương lúc này là thể hiện cho đại viên cảnh. Gia chủ có thể dùng gương mới hay gương cũ và cần phải được làm sạch, bao sái cẩn thận.
Bài khấn thỉnh Mẹ Quan Âm
1, Văn khấn thỉnh Phật bà Quan Âm tại chùa:
Nếu bạn muốn làm lễ tại chùa có thể sử dụng văn khấn Phật Bà Quan Âm tại chùa:
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
Con xin kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thùy từ chứng giám.
Tín chủ con là …………………………………………………………………………
Ngụ tại …………………………………………………………………………………..
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…….tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.
Cúi xin đức Đại sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con, như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh,thiện nguyện nêu cao. Đước ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử con cùng toàn thể gia quyến ba tháng đông, chín tháng hè luôn được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tong tâm.
Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ đồ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
2, Văn khấn Phật Bà Quan Âm tại nhà như sau
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán thế Bồ Tát.
Con xin kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thủy từ chứng giám.
Tín chủ con là ………………
Ngụ tại ………………
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện cửa hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.
Cúi xin đước Đại sỹ không rời bạn nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao.
Được anh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử con cùng toàn thể gia quyến ba tháng đồng, chín tháng hè luôn được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vương tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Social Phong Linh Gems
Over Blog - Plurk - Mix - Pearltrees - Myspace - Degreed - Yoomark - Sociopost - Knowyourmeme
Wixsite - Zotero - Mathworks - PSCP - Wantedly - Inprnt - Cycling74 - Uplabs - Shapeways - Itsmyurls
Divephotoguide - Crockes - Mobypicture - Schoolofeverything - Slideserve - Slides - Slideshare
Nhận xét
Đăng nhận xét