Tam Thế Phật Bao Gồm Những Vị Phật Nào? Ý Nghĩa Thờ Tam Thế Phật Là Gì?

Chắc hẳn danh xưng Tam Thế Phật không quá xa lạ với nhiều Phật tử, nhưng chỉ là nghe qua chứ thực sự không phải ai cũng hiểu Tam Thế Phật là những ai? Cực kỳ nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai danh hiệu Tam Thế Phật và Tam Thánh Phật.


 

Vậy, bộ Tam Thế Phật gồm những ai?

Hiểu theo nghĩa đầu tiên, chữ Thế được hiểu là Thời, Tam Thế Phật được hiểu là ba vị Phật của ba thời điểm : quá khứ đại biểu là Đức Phật A Di Đà, đại diện của hiện tại là Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni và vì Phật đại diện của tương lai là Đức Di Lặc.

Hiểu rộng thêm theo nghĩa này thì Tam Thế Phật là vô lượng vô biên Chư Phật mười phương pháp giới.

Theo cách hiểu thứ hai, chữ Thế lại tượng trưng cho thế giới, trong Phật giáo có các thế giới: Cõi Ta Bà nơi chúng sanh sinh sống có Đức Phật Bổn Sư là giáo chủ, phía Tây có Đức Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc, phương Đông là thế giới Tịnh Lưu Ly của Đức Phật Dược Sư.

Hiểu theo nghĩa này, Tam Thế Phật là không gian vô biên vô lượng của Chư Phật từ đông sang tây, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Lại hiểu theo nghĩa thứ 3, theo Phật giáo Đại Thừa thì Đức Phật Bổn Sư thường dùng ba loại chân thân: pháp thân, báo thân và ứng thân để truyền pháp nên thờ ba pho tượng Tam Thế Phật là biểu hiện của Tam Thân Phật.

Nói ngắn gọn, Tam Thế Phật là danh hiệu để nói về ba vị Phật chủ trì ở ba thế giới khác nhau, bộ Tam Thế Phật ngồi thường được thờ phổ biến hơn là bộ Tam Thế Phật đứng.

Cách Thờ Tam Thế Phật Tại Gia

Tại các chùa, đạo tràng và tại tư gia của Phật tử thờ tượng Tam Thế Phật với ý nghĩa tôn vinh công đức của Chư Phật ở các không gian và thơi gian khác nhau, các Ngài là các bậc trí tuệ, có đạo hạnh và công đức cao thâm, trải qua hằng hà sa số kiếp vẫn hết lòng độ lượng, yêu thương chúng sanh và dốc lòng cứu chuộc.

Thờ Tam Thế Phật còn nhắc nhở chúng ta biết rút ra những bài học quý giá từ quá khứ, biết trân trọng và sống hết mình cho hiện tại để hướng tới tương lai tươi đẹp.

Những lưu ý khi lập bàn thờ Tam Thế Phật tại gia:

  • Khi thỉnh tượng Tam Thế Phật về nhà, nếu đủ nhân duyên thì gia chủ có thể mời các vị chứ Tăng về làm lễ an vị tượng Tam Thế Phật, nếu chưa đủ nhân duyên thì gia chủ có thể tự tiến hành.
  • Gia chủ nên chọn ngày an vị tượng Tam Thế Phật là ngày vía của các Ngài hoặc ngày rằm.
  • Bàn thờ Tam Thế Phật phải đặt tại nơi cao ráo, trang nghiêm nhất trong nhà, hướng về cửa chính và tránh những nơi ô uế như nhà vệ sinh, nhà tắm, phòng ngủ…
  • Bàn thờ Phật phải đặt ở vị trí cao nhất so với những bàn thờ còn lại: bàn thờ gia tiên, các vị Bồ Tát..
  • Đồ cúng chỉ nên là hoa quả tươi, tuyệt đối không cúng đồ mặn, vàng mã..
  • Hàng ngày, gia chủ phải lau dọn, chăm sóc, nhang đèn bàn thờ Tam Thế Phật thường xuyên thể hiện trọn vẹn tâm cung kính của mình.

Lập bàn thờ Tam Thế Phật tại gia, người Phật tử hàng ngày lễ lạy, thành tâm đãnh lễ và chiêm bái, học cách gìn giữ thân tâm thanh tịnh, tìm được chân lý cuộc sống mà thoát khỏi ưu phiền, phát tâm nhân lành, hành thiện tích đức, nhất tâm hướng Phật.

 

 Social Phong Linh Gems

Over Blog - Plurk - Mix  - Pearltrees - Myspace - Degreed - Yoomark - Sociopost - Knowyourmeme

Wixsite - Zotero - Mathworks - PSCP - Wantedly - Inprnt - Cycling74 - Uplabs - Shapeways - Itsmyurls

DivephotoguideCrockes - Mobypicture - Schoolofeverything - Slideserve - Slides - Slideshare

 

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đức Phật A Di Đà Màu Gì?

Lịch Sử Đức Phật A Di Đà

Đại Thế Chí Bồ Tát – Đại Diện Của Ánh Sáng Trí Tuệ