Đạt Ma Sư Tổ: Vị Tổ Thứ 28 Của Phật Giáo Đất Thiên Trúc

Đạt Ma sư tổ là vị Tổ Sư Đời thứ 28 của Phật Giáo Đất Thiên Trúc. Người là đệ tử và truyền nhân Bát Nhã Đa La – Tổ thứ 27 của nhà Phật. Đạt Ma Tổ Sư cũng chính là thầy của Huệ Khả, Nhị tổ Thiền Trung Quốc.

Với trí thông minh và ngộ tính tuyệt vời của mình, công với một lòng tu hành, Bồ Đề Đạt Ma được Bát Nhã Đa La lựa chọn là người kế thừa của mình, trở thành vị tổ thứ 28 của Phật giáo trên đất Thiên Trúc.


I, TRUYỀN THUYẾT VỀ ĐẠT MA SƯ TỔ

1, Sự ra đời của Đạt Ma Sư Tổ:

Bồ Đề Đạt Ma vốn có tên tục là Bồ Đề Đa La, Ngài là Hoàng Tử thứ ba của quốc vương nước Hương Chí, nam Thiên Trúc.

Mặc dù được xem là vị tổ sư sáng lập ra trường phái Thiền tông Trung Quốc, nhưng Bồ Đề Đạt Ma xuất thân là người Thiên Trúc.

Bát Nhã Đa La, vị tổ thứ 27 của nhà Phật trong một lần đến nước Hương Chí thì người có duyên gặp Bồ Đề Đạt Ma, thoạt nhìn vị vương tử này có rất nhiều nét đặc biệt, Bát Nhã Đa La ngỏ ý muốn ba vị Hoàng Tử trong đó có Đạt Ma cùng bàn luận về chữ Tâm.

Bát Nhã Đa La thấy Bồ Đề Đa La là người có ngộ tính cao, nhỏ tuổi nhưng đã nói được những điểm quan trọng của chữ Tâm.

Bát Nhã Đa La khuyên Đạt Ma rằng: “Hoàng tử đối với chư pháp đã được thông đạt, vậy Hoàng tử nên lấy tên là Ðạt Ma, có nghĩa là rộng lớn, thông đạt”.

Cái tên Đạt Ma cũng được ra đời từ đó, Ngài xuất gia làm sư và bái Bát Nhã Đa La làm thầy.

2, Kế thừa ngôi vị Tổ Sư đời 28 Phật Tông Thiên Trúc

Chuyện kể rằng, trước khi truyền pháp cho Đạt Ma, tổ thứ 27 Bát Nhã Đa La cho gọi Đạt Ma đến và hỏi: “Trong mọi thứ, thứ gì vô sắc?”

Bồ Đề Đạt Ma đáp: “Vô sinh vô sắc”.

Bát Nhã Đa La lại hỏi tiếp: “Trong mọi thứ, cái gì vĩ đại nhất?”

Bồ Đề Đạt Ma lại đáp: “Phật pháp vĩ đại nhất”, nghe xong, Bát Nhã Đa La quyết định chọn Đạt Ma làm truyền nhân thứ 28 của nhà Phật.

Đạt Ma Tổ Sư và quá trình sáng lập Phật Giáo Thiền Tông ở Phương Đông

Sau khi Bát Nhã Đa La qua đời, Đạt Ma nhớ lời thầy dặn, phải xuất dương truyền pháp thì mới nên sự nghiệp vĩ đại nên khi tuổi đã cao mới xuống thuyền ra khơi đến đất Đông Thổ.

Đó là vào khoảng những năm 520 sau Công nguyên, tức đời Vũ Đế nhà Lương.

Vũ Đế vốn nổi tiếng là một người sùng Phật, xây biết bao nhiêu là chùa chiền cho nhà Phật, ngay khi nghe tin có vị đại sư từ Thiên Trúc tới Đông thổ truyền giáo, Vũ Đế liền mời đến kinh đô nước Lương là Kiến Nghiệp để gặp mặt và bàn chuyện Phật Pháp. Đạt Ma nhận lời mời và đến gặp Vũ Đế.

3, Cuộc Gặp Gỡ Giữa Đạt Ma Sư Tổ Và Vũ Đế

Vua Lương Võ Ðế không phân biệt được giữa phước đức hữu lậu do làm việc thiện sẽ được hưởng phước báo trong vòng nhân quả tương đối và công đức vô lậu do tu hành có công năng vượt qua được dòng sông sinh tử.

Vì sự hiểu lầm này mà nhà vua coi trọng vấn đề bố thí làm phước, tưởng như thế là đã đủ trên con đường tu hành, mà không quan tâm đến vấn đề tu chứng.

Về phần ngài Bồ Đề Đạt Ma, ngài là một thiền sư đắc đạo, ngài dạy cái cốt tủy, thuộc về Phật thừa. Ngài dạy người tu để giác ngộ thành Phật.

Cho nên Lương Vũ Đế không hiểu được ngài.

Qua lần gặp giữa Bồ Đề Đạt Ma và vua Lương Võ Ðế, Đạt Ma biết rằng, lý tưởng Phật giáo của Vũ Đế không giống với mình, khó có thể phát huy được những tư tưởng của mình, nên quyết định cáo từ.

Chuyện kể rằng, sau khi từ biệt Vũ Đế, Đạt Ma lấy một cọng cỏ ném xuống sông rồi đứng trên cọng cỏ mà qua sông Dương Tử, đi về phía bắc, đến thành Lạc Dương, kinh đô Bắc Ngụy.

4, Sự tích 9 năm thiền định của Đạt Ma Tổ Sư:

Năm Hiếu Xương thứ 3 đời vua Hiếu Minh Đế nhà Bắc Ngụy (tức năm 527), Đạt Ma lên Tung Sơn đến Thiếu Lâm Tự truyền bá Thiền tông.

Đó là thời điểm diễn ra sự tích 9 năm thiền định nổi tiếng của Bồ Đề Đạt Ma.

Chuyện kể rằng, khi đến chùa Thiếu Lâm, Bồ Đề Đạt Ma ngồi quay mặt vào vách đá thực hành thiền định, suốt 9 năm liền không nói gì.

Những người thời bấy giờ không hiểu gì, chỉ thấy lạ nên gọi ông là “Quán bích Bà la môn”, nghĩa là ông sư Bà la môn nhìn tường.

Trong thời gian ấy, có nhà sư ở Tung Sơn tên là Thần Quang, học rộng biết nhiều, nghe chuyện của Đạt Ma nên đến xin bái kiến.

Đạt Ma vẫn quay mặt vào bức tường, không nói năng gì.

Thần Quang không nản, nhủ rằng: “Người xưa cầu đạo, đều phải trải qua gian nan thử thách, chịu những điều người thường không chịu được”.

Giữa đêm tháng chạp, tuyết bay mù mịt, Thần Quang đứng chờ bất động bên ngoài chùa, sáng ra tuyết ngập đến đầu gối.

Đạt Ma lúc ấy mới hỏi: “Ngươi đứng mãi trong tuyết để chờ gì vậy?”

Thần Quang khóc mà nói: “Chỉ mong được đại sư truyền đạo”.

Biết Đạt Ma còn e mình chỉ nhất thời kích động, sợ không thể kiên nhẫn học đạo, Thần Quang liền rút đao tự chặt đứt cánh tay trái, đặt trước mặt Đạt Ma, bày tỏ quyết tâm của minh.

Lúc bấy giờ, Đạt Ma mới nhận Thần Quang làm đệ tử, đổi pháp danh là Huệ Khả.


Huệ Khả sau này chính là vị tổ thứ hai của dòng Thiền tông ở Trung Quốc.

Sau 9 năm lưu lại Trung Quốc truyền giáo, Đạt Ma có ý muốn quay về Ấn Độ nên cho gọi các đệ tử của mình đến nói: “Giờ ta ra đi sắp tới, vậy mỗi đệ tử hãy nói cho ta nghe sở đắc của mình”.

Các đệ tử mỗi người lần lượt đều tiến lên phía trước nói những điều mà mình học được, chỉ riêng Huệ Khả là đứng yên không nói gì.

Đạt Ma mỉm cười nói với Huệ Khả: “Ngươi đã có được phần tủy của ta rồi”.

Nói xong Đạt Ma quyết định truyền tâm ấn cùng cuốn kinh Lăng già cho Huệ Khả rồi nói: “Ta từ Nam Ấn sang đến phương Đông này, thấy Thần Châu có đại thừa khí tượng, cho nên vượt qua nhiều nơi, vì pháp tìm người. Nay được ngươi để truyền thọ y pháp, ý ta đã toại!”.

5, Bí Ẩn Cái Chết Của Đạt Ma Sư Tổ:

Có nhiều truyền thuyết về cái chết của Đạt Ma Sư Tổ

Có câu chuyện thì lưu truyền rằng: Sau khi truyền giáo ở Trung Quốc, Đạt Ma quay trở lại Thiên Trúc và qua đời ở đây.

Có người lại nói, Đạt Ma viên tịch tại Trung Quốc vào năm 536 và được chôn cất tại đây.

Câu chuyện về cái chết của Đạt Ma Đại Sư cũng gây ra nhiều tranh cãi. Có câu chuyện lưu truyền rằng Ngài bị đầu độc mà chết.

Chuyện kể rằng, thời điểm Đạt Ma đến Trung Quốc truyền pháp, có một vị quốc sư nhà Bắc Ngụy là Bồ Đề Lưu Chi rất ghen ghét vì danh tiếng của Đạt Ma nên tìm mọi cách hãm hại.

Lưu Chi sai người bỏ chất độc vào cơm của Đạt Ma, định hại chết ông. Đạt Ma biết trong cơm có độc nhưng vẫn ăn.

Tuy nhiên, sau khi ăn, từ miệng Đạt Ma nôn ra một con rắn, nhờ thế mọi chất độc đều tiêu tan hết, Đạt Ma bình an vô sự.

Lưu Chi nhiều lần tìm cách hạ độc Đạt Ma, Đạt Ma vẫn biết, nhưng lần nào cũng không hề hấn gì.

Lưu Chi có ý sợ, nhưng càng nuôi dã tâm hại Đạt Ma bằng được.

Khi chọn được Huệ Khả làm người kế thừa tâm ấn, nghĩ rằng, công việc của mình tại Đông Thổ đã toại nguyện nên Đạt Ma quyết định không tự cứu mình nữa.

Đó là lần thứ 7, Lưu Chi sai người bỏ độc vào cơm của Đạt Ma. Đạt Ma vẫn ăn cơm như bình thường, nhưng lần này không có con rắn nào được nôn ra, Đạt Ma cứ ngồi như vậy an nhiên tịch diệt.

Sau khi Đạt Ma viên tịch, các đệ tử mới cho thi thể sư vào trong một quan tài bằng gỗ, an táng tại chùa Định Lâm.

 

Sau câu chuyện viên tịch của Đạt Ma còn nhiều những sự tích ly kì được kể lại:

Sử sách chép lại rằng, ba năm sau ngày Đạt Ma viên tịch, một vị quan nhà Ngụy tên là Tống Vân đi sứ Tây Vực khi qua ngọn Thông Lĩnh thì gặp một vị sư tay cầm chiếc giày đang đi như bay về hướng Tây.

Tống Vân biết đó là sư Đạt Ma, từ Thiên Trúc đến Đông Thổ truyền pháp, mới chặn lại hỏi: “Đại sư, pháp của ngài đã truyền cho ai rồi?”.

Đạt Ma đáp: “Sau này ngươi sẽ biết, giờ ta phải đi Thiên Trúc rồi!”. Nói xong, Đạt Ma bỏ chiếc giày đang cầm trên tay đưa cho Tống Vân, nói: “Ngươi hãy dùng chiếc giày này mau trở về đi, chủ nhà ngươi khó mà qua được ngày hôm nay”.

Ngẩn ngơ, Tống Vân từ giã Đạt Ma rồi hấp tấp trở về kinh thành thì quả thực vua Minh Ðế đã băng hà.

Tống Vân thấy việc Đạt Ma nói rất đúng, nên đem Đạt Ma dự báo trước cái chết của Minh Đế tâu lên với vua Hiếu Trang mới vừa tức vị.

Nhà vua không tin, cho lệnh tống giam Tống Vân vào ngục tối.

Một thời gian sau, khi đã bớt giận, vua Hiếu Trang mới cho gọi Tống Vấn đến và hỏi rõ ngọn ngành.

Tống Vân lúc này mới đem chuyện gặp Đạt Ma nói lại với vua. Vua nghe xong ra lệnh quật mộ Đạt Ma lên để kiểm chứng.

Khi quan tài được mở ra, trong quan tài không có gì cả, ngoài một chiếc dày cũ.

Các vị quan được lệnh khám xét quan tài thấy vậy vô cùng kinh ngạc, đem mọi chuyện về tâu lại với vua.

Vua nghe thấy vậy, mới tin những gì Tống Vân nói là thực bèn ra lệnh cho đưa chiếc giày còn lại của Đạt Ma về chùa Thiếu Lâm để thờ ở đó.

III, ĐẠT MA DỊCH CÂN KINH.

Đạt Ma Dịch Cân Kinh chắc hẳn khá quen thuộc với nhiều người. Đây là bộ kinh quý Giá do Đạt Ma Tổ Sư truyền lại. Nó còn nổi tiếng với người Việt nam qua các bộ phim, bộ truyện võ hiệp …

Đạt Ma Dịch Cân Kinh là gì? Đạt Ma Dich Cân Kinh có tác dụng gì?

1, Nguồn gốc ra đời:

 

Tương truyền, để sáng tạo ra bí kíp này, người sáng lập võ Thiếu Lâm phải mất 9 năm.

Có lần, Tuệ Khả đại sư (một đệ tử của Đạt Ma) đã nhặt được bí kíp này. Khi đọc, ông chỉ thấy những từ ngữ rất uyên thâm được viết bằng tiếng Phạn nhưng không tài nào hiểu nổi, chỉ biết rằng chắc chắn đây không phải một loại sách tầm thường.

Thế rồi, vị đại sư dắt theo cuốn kinh đi khắp giang hồ để tìm bậc cao nhân giải nghĩa. Nhưng ông đi suốt 20 năm dòng mà không thể có kết quả gì.

Cho đến một ngày ông gặp nhà sư Thiên Trúc pháp hiệu Ban Thích Mật Đế trụ trì núi Nga Mi.

Dịch cân kinh được coi là “Bí kíp báu vật” của Thiếu Lâm.

Hai người lấy bí kíp ra để cùng nghiên cứu. Rốt cục sau 19 ngày, cả hai đã cùng giải mật được hết cuốn bí kíp.

2, Công dụng Đạt Ma Dịch Cân Kinh:

 

Dịch cân kinh được cho là tuyệt diệu ở chỗ bao quát tất cả kinh lạc của con người, liên hệ với tinh thần ngũ tạng. Khắp mà không tan, đi mà không dứt, khí ở trong sinh, huyết ở ngoài thân.

Luyện được rồi thì tâm động là nội lực tự phát như nước thủy triều dâng, giống như bơi thuyền trên sóng dữ, đợt sóng dâng lên hạ xuống thì thuyền lúc cao lúc thấp, không cần dùng sức.

Tuy nhiên đó chỉ là những truyền thuyết trong các câu chuyện võ hiệp sáng tạo nên. Trong thực tế Đạt Ma Dịch Cân Kinh 12 thức có tác dụng gì.

Dịch cân kinh, tác phẩm được coi là cội nguồn công phu Thiếu Lâm, thực chất là một cuốn sách rèn luyện công phu giúp lưu thông kinh mạch, cường gân tráng cốt .

Đạt Ma Dịch Cân Kinh 12 Bộ ( hay còn gọi là 12 thức tiền bộ của Dịch Cân Tẩy Tủy Kinh): là những bí quyết nhập môn, mục đích luyện là để khí và lực luôn đi đôi với nhau, làm cho tinh thần sung túc, người luyện như được hoán gân chuyển cốt vậy.

Như vậy Dịch cân kinh có khả năng cực lớn chỉ là những bí quyết để luyện tập thân thể tráng kiện, thể lực dồi dào, trí lực minh mẫn, giúp tăng cường tuổi thọ.

Bí kíp này hoàn toàn không thiên về khả năng chiến đấu và khó có thể khiến người tập trở thành võ lâm cao thủ.

Ngày nay, phép chữa bệnh theo Dịch cân kinh được gọi là phất thủ liệu pháp. Đây là phương pháp khí công chữa bệnh bằng cách lắc tay đơn giản, dễ nhớ, dễ tập và có hiệu quả cao đối với nhiều bệnh mạn tính khác nhau, từ suy nhược thần kinh, hen suyễn đến bệnh tiêu hóa, tim mạch, sinh dục…

 

Tổ Ðạt Ma cỡi sóng qua Ðông Ðộ. Tổ Ðạt Ma vào đất Ngụy, đường đường như một kiếm khách chốn hải tần.

Tổ Ðạt Ma “đơn đao trực nhập” triều đình Lương Võ Ðế, nói pháp như chuyển sóng.

Tổ Ðạt Ma chín năm trầm hùng ngồi nhìn vách đá chùa Thiếu Lâm.

Tổ Ðạt Ma kỳ diệu ban pháp an tâm. Tổ Ðạt Ma cỡi bè lau về Thiên Trúc.

Tổ Ðạt Ma xách một chiếc dép phi hành trên ngọn Thông Lãnh…

Bao nhiêu câu chuyện truyền kỳ kết hào quang đưa nhà sư mắt biếc đất Hồ vào huyền sử

Từ Tung Sơn, sừng sững bên vách đá chùa Thiếu Lâm, bóng người ngả dài suốt lịch sử Ðông phương như một tượng trưng thuần túy của Ðạo.

Ngót mười lăm thế kỷ, lòng người còn nghe đồng vọng tiếng Người nói; chốn già lam còn nghe vang dội bước Người đi.

Người đi qua không gian, hiển hiện như chưa từng có. Tổ Ðạt Ma đi qua không gian, hiển hiện như chưa từng không.

Người đi thẳng vào sự thật, dẫm nát dư luận. Người đi thẳng vào lòng người, không mặt nạ.

Ðối với Người, sự thật là sự thật, không được trả giá. Trả giá với sự thật là ký kết với ma. Con người đang đi xuống quá rồi, thế đạo đang nghiêng ngửa giữa sắc tướng, cần cấp thời chận đứng đà tuột dốc; cần vươn mình mở lấy một con – đường – không – con – đường, cần nhảy thẳng vào tâm điểm của cuộc sống, của giác ngộ.

Căn bệnh đã quá trầm trọng, cần bạo tay thọc thẳng mũi dao vào tròng ung thư. Trong tinh thần vô úy ấy, Người đã thét giữa những con người bé nhỏ chúng ta chơn lý tối hậu: quách nhiên vô thánh.

Từ huyền sử, Người trang nghiêm tô lại khung đời bằng nét đạo tâm linh.

Sống là đạo, ngoài ra không có đạo nào khác. Ðạo nào khác đều tìm thánh bỏ phàm, đều ham ngộ ghét mê, đều bỏ đời cầu đạo, đều tự trói buộc mình:

“Bất dữ phàm thánh đồng triền,

Siêu nhiên danh chi viết Tổ”

(Chẳng cùng phàm thánh sánh vai,

Vượt lên mới gọi là Tổ).

Cho nên bất cứ phương tiện nào của cuộc sống cũng là đạo. Bắt nguồn tự vách núi Tung Sơn, đạo sống Thiền thấm nhuần khắp giải đất Á Ðông, nung sanh lực cho mấy ngàn năm văn hóa. Cho nên uống trà cũng là đạo, trà đạo: trà thiền nhất vị Võ thuật cũng là đạo, nhu đạo: đạo lấy mềm thắng cứng. Cắm hoa, viết chữ, bắn cung cũng là đạo, đạo luyện phép vô tâm, để cho sự vật tự nó sắp xếp một cách viên mãn nhứt.

Cho đến xách nước, bửa cũi cũng là đạo:

Bửa củi là diệu dụng,

Xách nước ấy thần thông.

(Bàng Uẩn)

Mà rồi im lặng cũng là đạo nốt:

Ði cũng thiền, ngồi cũng thiền,

Nói, im, động tịnh thể an nhiên.

(Huyền Giác)

Tại các chùa thuộc Bắc tông thường treo tranh hoặc thờ tượng một hành giả dữ tướng, cao to, quắc thước, râu hùm, mắt lóe kỳ quang, mình bận cà sa, vai quảy một chiếc dép đang mãi miết bôn tẩu thiên lý.

Đó chính là Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ, vị tổ thứ 28 sau Đức Phật Thích Ca.

Đồng thời, Ngài cũng là vị Sơ Tổ của Thiền tông Trung Quốc, sư tổ của võ phái Thiếu Lâm Tự.

Thiền tông chính là tâm hồn, võ thuật chính là thể xác của Tổ Sư Đạt Ma. Do vậy đã xuất hiện hai nền tư tưởng và học thuật. Đây là hiện tượng siêu hóa nghệ thuật thật sự con người Đạt Ma Tổ Sư.

Đạt Ma Tổ Sư đã thật sự đi vào huyền sử nhân loại, sống mãi với sự tôn kính cao cả của chúng sanh.


Social Phong Linh Gems

Facebook - Lotus - YouTube - Twitter - Reddit - Linkedin - Instagram - Pinterest - Minds - Mastodon

Ello - Woddal - Papaly - bloglovin - Refind - NapSack - VK - OK - Github - ASK - Twitch - Azibai 

Soundcloud - Etsy - Spiderum - Bloger - Tumblr - Weebly - Hatenablog - Doodlekit - Ucoz - Unblog

 

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đức Phật A Di Đà Màu Gì?

Lịch Sử Đức Phật A Di Đà

Đại Thế Chí Bồ Tát – Đại Diện Của Ánh Sáng Trí Tuệ