Ý Nghĩa Kim Cang Trong Phật Giáo

 Kim cương tiếng Phạn là “Vajra”. Hình ảnh Kim Cang trong Phật giáo sử dụng rất nhiều. Đặc biệt Mật Tông Kim Cương Thừa sử dụng hỉnh ảnh đỉnh kim cương làm làm trung tâm Mandala. Kim cang trong Phật giáo đại diện cho điều gì?

Mật Giáo Kim Cương Thừa là gì? Đó là một tông Phái của Phật Giáp rất nổi tiếng, đặc biệt tại Đất nước Tây tạng. Hôm nay, Phong Linh Gems sẽ cùng Quý Phật Tử, quý độc giả tìm hiểu về hình ảnh Kim Cang (Kim Cương) trong Phật Giáo nói chung và Mật Giáo Kim Cương Thừa nói riêng.

 

Kim Cang (Kim Cương): là một loại khoáng chất từ tinh hoa của đất đá. Nhất là trong phương diện cứng chắc không thể bể nát của nó. Nguồn gốc của kim cương là chất lỏng nóng từ núi lửa chảy ra, gặp khí hậu lạnh kết lại thành đá và trải qua một thời gian rất lâu từ 1 đến 3.3 triệu năm, mới kết tinh lại thành chất kim cương trong sáng óng ánh như pha lê. Do đẹp như pha lê, bền chắc hoàn hảo và rất khó kết thành nên kim cương rất quý giá và hiếm có trên thế gian.

 

II, Hình ảnh Kim Cang được sử dụng trong Phật Giáo:

 


 

Trong nghĩa cao hơn, Kim Cương – “Vajra” để chỉ bản tánh nội tại của giác ngộ – sự hợp nhất bất khả hoại và bất khả phân của trí huệ siêu việt và lòng bi vô hạn, cũng như lạc tối thượng và tánh không tối hậu.

Kim Cương chắc cứng bền vững là ý nói dù trải qua trăm kiếp nghìn đời, lưu chuyển trong sáu cõi của trời, người, a tu la, súc sinh, ngạ quỉ và địa ngục nhưng tính giác, tính hay biết của chúng ta vẫn không tan hoại hay biến mất.

Kim cương trong sáng như pha lê là biểu tượng tính Phật sáng suốt thanh tịnh của chúng ta sẽ chiếu phá các màn lưới vô minh, tham ái, giận hờn, ích kỷ của thất tình, lục dục, từ vô thủy kiếp đến nay.

Kim cương quý giá như vua của các loại đá là ý nói tâm của chúng ta quý giá hơn bất cứ những của cải vật chất, nhà cửa, danh lợi trên thế gian này.

Hình ảnh Kim Cương (Kim cang) trong Phật Giáo rất Phổ Biến.

Danh Hiệu Các Vị Phật Bồ Tát Kim Cang. Đặc biệt là dòng Phái Phật Giáo Mật Tông hay còn gọi là Mật Tông Kim Cương Thừa:

  • Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát
  • Kim Cang Thủ Bồ Tát:
  • Phật Kim Cương Trì
  • Hộ Pháp Kim Cang
  • Kim Cang Lực Sĩ Bồ Tát…

Đến các Pháp Khí thủ ấn Phật giáo như:

  • Chuông chày Kim Cang
  • Thủ Ấn Kim Cang
  • Vòng Kim Cang …

Đến Các Kinh Điển Phật Giáo Như :

  • Kim Cang Kinh
  • Các Bộ Kim Cang chú…

III, Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát

1, Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát là ai?

 


Vajrasattva – Đức Kim Cương Tát Đỏa (tiếng Tạng là Dorje Sempa, Nhật Bản là Kongosatta) là một vị Bồ Tát trong truyền thống phật giáo Đại Thừa, Mật Chú Thừa và Kim Cương Thừa. Ngài là hình ảnh của Kim Cang Trong Phật Giáo

Đức Kim Cương Tát Đỏa xuất hiện một cách chính yếu trong hai bộ kinh: Kinh Đại Nhật và Kinh Kim Cương Đỉnh. Trong Mandala Kim Cang Giới,

Đức Phật Kim Cương Tát Đỏa ngồi ở phương Đông gần với A Súc Như Lai.

2, Sự tích Kim Cang Tát Đỏa:

Trong truyền thừa Đông Mật (Nhật Bản), Đức Kim Cương Tát Đỏa được nhìn nhận là vị truyền thừa thứ 2, vị truyền thừa đầu tiên là Đức Đại Nhật Như Lai.

Dựa theo bài viết của KuKai (1 vị tu sĩ Phật Giáo, học giả người Nhật Bản) ông kể lại rằng Đức Long Thọ sư (Nagarjuna) gặp Đức Kim Cương Tát Đỏa ở trong một thành sắt ở miền Nam Ấn Độ.

Đức Kim Cương Tát Đỏa truyền lễ quán đảnh và giao cho Nagarjuna những mật pháp mà Ngài đã học từ Đại Nhật Như Lai từ đó hình thành nên Kim Cương Thừa, như được miêu tả trong Kinh Đại Nhật.

Ở nơi khác, Đức Kim Cương Tát Đỏa là một nhân vật quan trọng trong hai bộ Mật Kinh, Kinh Đại Nhật và Kim Cang Đảnh.

Trong chương đầu tiên của Kinh Đại Nhật, Đức Kim Cương Tát Đỏa là một trong những vị đến viếng thỉnh Đại Nhật Như Lai để học Pháp.

Ngài thỉnh hỏi về nguyên nhân, kết quả và nền tảng của trí tuệ toàn tri (Nhất Thiết Trí Tri).

Vì thế Đức Đại Nhật Như Lai đã thuyết giảng một bài dài triết lý về Phật học.

Chúng dân tham dự không thể lãnh hội nỗi giáo lý, vì thế Đức Đại Nhật Như Lai thể hiện thông qua việc sử dụng mandala

Sau đó Đức Kim Cương Tát Đỏa hỏi tại tu học cần phải thông qua các nghi thức và đồ vật phương tiện pháp khí trong khi chân lý Phật học là không hình tướng cụ thể.

Đại Nhật Như Lai đáp lời Đức Kim Cương Tát Đỏa rằng đó là những bước cơ bản thiết thực nhằm giúp hành giả tinh tấn, nhanh chóng tỉnh thức trong con đường tu tập.

3, Phát nguyện của Đức Phật Kim Cương Tát Đỏa

Đức Kim Cương Tát Đỏa là một vị Phật chủ về Tịnh hóa. Ngài được coi là vị Phật quyền uy nhất trong tất cả chư Phật và chư Bồ Tát.

Trong quá khứ, khi đang còn tu học, Đức Kim Cương Tát Đỏa từng phát lời thệ nguyện như sau:

“Trong tương lai, khi ta chứng đắc Phật quả Toàn hảo, nguyện cho những ai phạm phải ngũ trọng tội với quả báo nhãn tiền, hoặc bất kỳ ai bị bể giới nguyện Tam muội da, đều được tịnh hóa hoàn toàn mọi hành động tổn hại và sự hủy phạm giới nguyện nếu nghe được tên ta, niệm tưởng đến ta hay nhất tâm trì tụng Chân ngôn Trăm âm, chân ngôn tối thắng uy lực trong hết thảy mật chú! Chừng nào chưa thành tựu như vậy, ta nguyện còn trong luân hồi sinh tử! Nguyện ta sẽ thị hiện trước tất cả những ai lỡ hủy phạm và bể giới để tịnh hóa cho họ mọi bệnh tật, phiền não, chướng ngại!”

4, Hình tướng Đức Kim Cương Tát Đỏa

Đức Kim Cương Tát Đỏa thân trong suốt như thuỷ tinh nêu biểu bản tánh thanh tịnh vô nhiễm.

Đầu Ngài đội mũ ngũ Phật, tóc búi trên đỉnh và toả hai vai.

Tay phải cầm Chùy Kim Cương năm chĩa đặt trước ngực, tay trái cầm Chuông Kim Cương đặt đầu gối, đầy đủ Thiên y, châu báu an lạc, các thứ trang nghiêm như Báo Thân Phật.

Chày Kim Cang Mật là biểu tượng tinh túy của Mật Tông Kim Cương thừa, tên của pháp khí này khởi nguồn từ chính chất liệu kim cương.

Theo thuật ngữ tiếng Phạn, Kim Cương có nghĩa là bất hoại, đầy uy lực và rực rỡ, giống như viên kim cương không thể bị cắt rời hoặc bị phá vỡ. Chày Kim Cang trong Phật giáo biểu trưng cho Phật tính, có tính chất không thể phá hủy và thường hằng.

Ngài ngồi Kết già Kim Cương an trụ trên Nguyệt Luân Hoa Sen.

Ngài biểu thị cho tâm bồ đề thanh tịnh sẵn có của chúng sinh, là cùng thể nhưng khác tên với Phổ Hiền Bồ Tát.

5, Kim Cang Tát Đỏa thần chú:

 


a, Thần chú Kim Cang Tát Đỏa là gì?

Thần Chú trăm âm Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát (Kim Cang Tát Đỏa Bách Tự chú) là một thực hành bắt buộc đối với bất kỳ hành giả thuộc trường phái Mật Tông Kim Cương Thừa và là một trong 4 thực hành sơ bộ nhằm để tiêu trừ nghiệp xấu.

Thực hành pháp Thần chú Kim Cương Tát Đỏa thông qua thiền định là phương thức loại bỏ những trở ngại che giấu nhận thức của một người về bản chất thật của tâm trí sẵn có, nó sẽ dẫn đến cái nhìn sâu sắc từ tất cả các mức độ tinh tế của sự tồn tại.

Thần chú Kim Cang Tát Đỏa tiếng Phạn được dịch sang tiếng Latinh:

Oṃ Vajrasattva Samayam Anupālaya Vajrasattva Tvenopatiṣṭha Dṛḍho Me Bhava Sutoṣyo Me Bhava Supoṣyo Me Bhava Anurakto Me Bhava Sarvasiddhiṃ Me Prayaccha Sarvakarmasu Ca Me Cittaṃ Sreyaḥ Kuru Hūṃ Ha Ha Ha Ha Hoḥ Bhagavan Sarvatathāgatavajra Mā Me Muñca Vajrī Bhava Mahāsamayasattva Aḥ

Thần Chú Kim Cang Tát Đỏa phiên âmTiếng Việt

Ôm ben-dza xa-tô xa-mai-da

Ma-nu-pa-lai-da

Bendza xa-tô tê-nô-pa

Tít-ta đri đô mê ba-wa

Xu-tô-cai-ô mê ba-wa

Xu-pô-cai-ô mê ba-wa

A-nu-rắt-tô mê ba-wa

Xạt-wa xi-đim mê tra-yê-dza

Xạt-wa-cạt-ma xu dza mê

Xư-tam shri-i-da ku-ru hum

Ha ha ha ha hô

Ba-gà-vàn

Xạt-wa ta-ta-ga-ta

ben-dza ma mê mun-dza

Ben-dza ba-wa ma-ha xa-mai-da xa-tô, A

Hung Phết

Phiên bản ngắn

OM VAJRASATTVA HUM

b, Ý nghĩa của thần chú Kim Cang Tát Đỏa

Kính ngưỡng Đức Vajrasattva, xin Ngài bảo vệ Bổn Nguyện.

Khi Ngài Vajrasattva hiện trước mặt con xin hãy quả quyết với con rằng Ngài đại hỷ với con.

Xin hãy dưỡng dục con với tất cả tấm lòng.

Xin hãy yêu thương con tha thiết vô cùng.

Xin hãy ban cho con thành công trong mọi sự.

Và xin hãy cho tâm con được an tịnh nhất trong mọi hành động. HUM Hỡi Đức Thế Tôn! Kim Cương của Tất Cả Như Lai! Xin Ngài đừng bỏ con!

Xin Ngài hãy là Kim Cương Thủ, Ngài của Đại Bổn Nguyện! ÃH (HUM PHAT)

c, Lợi ích trong trì niệm Chú Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát

Kinh kim cang tát đỏa mang lại lợi ích to lớn cho người tụng niệm, nó có tác dụng tích cực trong việc xóa bỏ những khuynh hướng quen thuộc, những chướng ngại, những cảm xúc mâu thuẫn hoặc tiêu cực, những thói quen tiêu cực mà chúng ta thường mắc phải trong cuộc sống.

Ngoài ra, thần chú Kim Cang Tát Đỏa còn được cho là có khả năng làm sạch nghiệp chướng, mang lại sự tĩnh lặng trong tâm trí, và phát triển tất cả các hoạt động giác ngộ nói chung.

Bạn có thể hình dung tâm trí của mình như một bầu trời, những đám mây lơ lửng bên dưới.

Những đám mây đến và đi, nhưng bầu trời vẫn như thế, xanh và yên bình. Mặc dù màu xanh của nó có thể bị che khuất, nhưng nó không bao giờ biến mất.

Những đám mây giống như lòng tham, sân hận và ảo tưởng làm ô nhiễm tâm trí. Do bản chất tạm thời của những trạng thái tiêu cực này nên chúng không thể được coi là một phần vốn có của tâm trí.

Chúng có thể che giấu bản chất thật của tâm trí, từ bi và thanh bình, nhưng những phẩm chất đó không bao giờ vắng mặt.

“Trong tương lai, khi tôi đạt được Phật quả hoàn toàn, những người có cam kết Samaya mà lỡ phạm sai lầm trong quá khứ, bị những ảo tưởng che mờ đi bản chất tốt lành vốn có, thì sẽ được thanh tẩy hoàn toàn chỉ bằng cách gọi tên tôi, hoặc niệm hàng trăm âm tiết này, thần chú vĩ đại trong tất cả các thần chú bí mật!” Lời nguyện của Đức Kim Cang Tát Đỏa.

Thực hành thần chú Vajrasattva bao gồm “Bốn Phát Tâm”. Trong khi tụng niệm thần chú, chúng ta nên hình dung Bồ tát Kim Cương Tát Đỏa trên đỉnh đầu, và luân phiên quán chiếu những điều này như là cách để làm sạch các chướng ngại che mờ tâm trí.

  • Phát nguyện quy y.
  • Phát nguyện hối hận.
  • Phát nguyện tinh tấn thực hành, đây chính là phần nghi quỹ chính mà bạn thực hành.
  • Phát nguyện quyết tâm không tái phạm.

Trong Mật thừa thì Pháp tu niệm Kim Cương Tát Đoả là Pháp yếu Tối thắng.

Như người trước khi chưa thọ giới quy y tạo mười nghiệp bất thiện, lại có người sau khi thọ giới Thanh Văn, giới Bồ Tát, giới Mật thừa lại vi phạm giới luật nếu tu pháp này đều có thể sám trừ.

 

IV, Kim Cang Thủ Bồ Tát (Vajrapani Bodhisattva):

1, Kim Cang Thủ Bồ Tát là ai?

 hinh anh tuong kim cang trong phat giao 2

 

Kim Cương Thủ Bồ tát (Vajrapani Bodhisattva) là một vị Bồ tát tượng trưng cho sức mạnh giác ngộ của chư Phật, nhưng rất ít được biết đến đối với nhiều người, vì ở Việt Nam Ngài thường được gọi là Bồ Tát Đại Thế Chí.

Kim Cương Thủ, Bậc Chiến Thắng siêu việt, là phương tiện đạt tới quyết tâm mạnh mẽ, là biểu tượng cho hiệu quả không ngừng trong cuộc chinh phục cái xấu và chuyển hóa nó thành con đường của hoàn thiện tâm linh.

Thân Ngài mang sắc tướng xanh đen, một con rắn quấn quanh cổ, trang nghiêm thân bằng vòng vàng, khăn quàng lụa, các loại trang sức và xương, phía dưới Ngài khoác tấm da hổ.

Ngài đứng giữa một đám cháy dữ dội. tay phải nắm giữ chùy Kim cang 9 chấu, dùng để hàng phục các thế lực phàm trần; tay trái cầm Kim xí điểu ngang ngực.

Ngài biểu hiện sự phẫn nộ bằng ba mắt và lưỡi cuộn tròn. Chân trái Ngài dang rộng và chân phải hơi co, dẫm lên xác bản ngã.

Ngài xuất hiện với rất nhiều vai trò như:

– Hộ pháp của phật giáo nói chung (rõ nét trong kim cang thừa)thường biết là Kim Cang thủ

– Là một trong tam thánh Tây Phương (rõ nét trong Đại thừa, tịnh độ tông) được biết là Đại thế Chí bồ tát

– Là hộ pháp của Thích Ca Mâu Ni

– Là tổ của Mật tông (Đông Mật)

2, Thần chú Bồ Tát Kim Cương Thủ

 hinh anh tuong kim cang trong phat giao 3 e1630057413274

Thần chú Bồ tát Kim Cương Thủ chỉ đơn giản là tên của ông ấy, có nghĩa là “người cầm nắm sấm sét”, được đóng khung giữa các âm tiết bí ẩn Om và Hum.

Câu thần chú này giúp chúng ta có thể tiếp cận được năng lượng mạnh mẽ mà Kim Cương Thủ tượng trưng.

Om Vajrapani Hum

Đối với người thực hành thiền định, ông là một phương tiện để hoàn thành quyết tâm mãnh liệt chinh phục những thử thách, những phiền toái mà người thực hành tâm linh hay gặp phải.

Bất kỳ ai hướng theo Phật Pháp đều có thể được bảo vệ bởi Bồ tát Kim Cương Thủ, thần chú của ông giúp chúng ta bất khả chiến bại trước bất kỳ cuộc tấn công, quấy rối nào của ma quỷ.

3, Lợi ích khi trì tụng thần chú Bồ tát Kim Cương Thủ

 hinh anh tuong kim cang trong phat giao

 

Nếu bạn thường xuyên niệm thần chú này, bạn sẽ đạt được nhiều công đức hơn là bạn đã đạt được.

Nếu bạn dựa vào Bồ Tát Kim Cương Thủ như Đức Phật Thích Ca, chắc chắn bạn sẽ được bảo vệ khỏi mọi chướng ngại.

Không có ma quỷ nào có thể làm tổn thương bạn, tất cả các bệnh tật sẽ được chữa trị, công việc của bạn sẽ gặp thuận lợi và may mắn.

Tất cả mong muốn của bạn sẽ được hoàn thành.

Do đó, những lợi ích của việc thực hành nghi thức này không nằm ngoài mô tả, không có gì có thể gây phiền toái cho những người thực hành nó.

Bạn nên tìm một nơi yên tĩnh để tụng niệm, để đi vào trạng thái thiền sâu và tụng thần chú.

Càng dấn sâu càng tốt, càng tĩnh lặng càng tốt, đến một cấp độ gần như không còn ý thức về môi trường xung quanh.

Đó là cấp độ để niệm các câu thần chú hiệu quả nhất.

V, Phật Kim Cương Trì (Vajradhara)

1, Phật Kim Cương Trì – Vajradhara là ai?

 


Phật Kim Cương Trì – Vajradhara nghĩa đen là bậc trì giữ kim cương. Đức Phật Kim Cương Trì Vajradhara là Đức Phật nguyên thủy, hiện thân của tất cả chư Phật trong ba đời và là tinh túy của tam thân – thân của chư Phật.

Đức Phật Kim Cương Trì cũng biểu trưng cho Pháp thân Phật và khía cạnh tuyệt đối của sự giác ngộ

Phật Vajradhara là sự biểu lộ cao nhất của giác ngộ, sự đại diện thấy được của Pháp thân.

Là sức mạnh vũ trụ tối cao khởi từ cõi giới Pháp thân, Vajradhara tượng trưng sức mạnh hợp nhất tối thượng và nguồn bi mở khắp.

Trong Vajradhara mọi hình tướng Báo thân, mọi phẩm tính và công năng của chúng được thống nhất.

Từ đó Vajradhara được diễn tả là sự thống nhiếp toàn khắp của mọi thuộc tính của giác ngộ.

2, Hình tượng Phật Kim Cương Trì – Vajradhara:

 

Ngài là hiện thân của sự tinh túy siêu việt của Phật tính với tay phải trì giữ chày Kim cương (biểu thị phương tiện), tay trái của Ngài giữ linh (biểu hiện trí tuệ).

Hai tay bắt chéo trước ngực, Kim cương trì là sự đại diện tuyệt đối của Bất nhị và tánh Không đó là Mahamudha (Đại ấn), sự hợp nhất vĩ đại – sự chứng thực tuyệt đối.

Đây là mục đích tối thượng mà tất cả các hành giả đều tinh tiến nỗ lực vươn tới.

Trong mật thừa, Đức Phật Kim Cương Trì là tâm điểm của dòng truyền thừa Kagyu bởi vì tổ của dòng là Đức Tilopa đón nhận trực tiếp giáo pháp Kim Cương Thừa từ Đức Kim Cương Trì, đức Báo thân Phật.

Trong dòng Nyingma, Đức Kim Cương Trì được coi là bất khả phân với Đức Liên Hoa Sanh.

Trong hiển thừa, ngài chính là vị cư sĩ vĩ đại Duy Ma Cật đã giúp Phật Thích Ca dạy dỗ các đại đệ tử và bồ tát 2500 năm trước.

VI, Kinh Kim Cang:

1, Xuất sứ kinh kim cang là gì?


Kim cương bát-nhã-ba-la-mật kinh (zh. 金剛般若波羅密多經, sa. vajracchedikā-prajñāpāramitā-sūtra), là một bộ kinh quan trọng thuộc hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh, được lưu truyền rộng rãi vùng Đông Á.

Kinh còn mang những tên ngắn khác là Kim cương kinh, Kim cương bát-nhã kinh

Bộ kinh này bao gồm một cuộc đàm luận giữa Phật và tôn giả Tu-bồ-đề, nhiều đoạn văn được dùng để nhấn mạnh công đức khi hành giả trì tụng kinh.

Có lẽ đây là điểm then chốt giải thích sự phổ biến và ảnh hưởng lớn của kinh này tại Đông, Đông Nam Á.

2, Ý nghĩa Kim Cang Kinh:

 


Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba la mật này công đức vô biên không thể nghĩ bàn bởi vì kinh này nói đến pháp lớn, công đức lớn, tức tính Kim Cang Bát Nhã.

Kinh Kim Cang nói về bản tính ở khắp mười phương pháp giới, không có ngần mé gọi là vô lượng vô biên.

Nói về không gian, tính Kim Cang là vô cùng, vô tận. Nói về thời gian, tính Kim Cang không sinh không diệt, không có quá khứ, hiện tại, vị lai.

Bởi tính Kim Cang Bát Nhã có chức năng vượt không gian và thời gian như vậy, cho nên nếu sống với nó, chúng ta cũng được công đức vô cùng, vô tận suốt không gian, khắp thời gian ba thời.

Do đó, ai trở về với tính Kim Cang này thì công đức cũng không thể nghĩ bàn. Bởi vì tính này rộng lớn như vậy, cho nên Như Lai nói những người nào tin và sống được với tính này là những người thích tu pháp lớn, công đức lớn, là những người phát tâm lớn, phát tâm Đại thừa.

Chúng ta còn là chúng sinh nhưng nếu chúng ta hiểu được, tin được, cầu sống với tính Kim Cang Chân Không Bát Nhã thì gọi là phát tâm đại thừa, tối thượng thừa. Tiểu thừa là cổ xe nhỏ, chở mình ra khỏi lửa sinh già bịnh chết.

Đại thừa là cỗ xe lớn, chở được nhiều người.

Chúng ta có lòng chẳng những muốn cho mình mà những người khác cũng hưởng được sự giải thoát an vui như mình.

Chúng ta có tâm rộng, mong cho mọi người hưởng được những quả báu tốt đẹp như mình, tức là chúng ta phát tâm thực hành hạnh đại thừa.

Phát tâm tối thượng thừa là cỗ xe đi xa lắm, đi tới cùng tận cho đến thành Phật quả, tức là phát tâm cầu thành Phật, khiến cho trí tuệ khai mở đến rốt ráo.

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật này là pháp tối thượng thừa viên đốn (vượt cả tiểu thừa và đại thừa), là kim chỉ nam của nhà thiền triệt để mạnh mẽ phá các chấp thủ về tướng, giúp chúng ta trực thẳng chân tâm, thấy tính thành Phật.

3, Bản chép kim cang bát nhã ba la mật kinh :

 


Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa thuộc quyển thứ 577 của bộ Đại Bát Nhã Ba la mật 600 quyển và thuộc hội thứ 9 trong 16 hội.

Địa điểm giảng Kinh Kim Cang ở tại khu vườn của trưởng giả Cấp Cô Độc (Anathapindika), phía nam kinh thành Xá-Vệ (Sravasti), Trung Ấn Độ.

Lúc ấy ở Trung Quốc, nhằm triều đại nhà Châu, Vua Mục Vương năm thứ 9.

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa (Vajra-PrajnaParamita sutra) do Ngài Cưu-Ma-La-Thập (Kumarajiva)dịch từ Phạn ra Hoa. Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch từ Hoa ra Việt ngữ.

Kinh Kim Cang và Bát Nhã Tâm Kinh là tóm gọn những thâm ý áo nghĩa của toàn bộ Đại Bát Nhã 600 quyển.

Kinh Kim Cang chữ Phạn:

तारका तिमिरं दीपो मायावश्यायबुद्बुदं। सुपिनं विद्युदभ्रं च एवं द्रष्टव्यं संस्कृतं।

Dịch :

Như sao đêm, như mắt loạn, như ngọn đèn, như huyễn thuật, như sương mai, như bọt nước, như cơn mộng, như ánh chớp, như đám mây — những gì hữu vi nên được quán chiếu như vậy.

Kinh Kim Cang Chữ Hán:

切有爲法

如夢幻泡影

如露亦如電

應作如是觀

Kinh Kim Cang Chữ Hán Việt:

Nhất thiết hữu vi pháp

Như mộng huyễn bào ảnh

Như lộ diệc như điện

Ưng tác như thị quán.

Dịch:

Tất cả pháp hữu vi

Như mộng ảo,bọt nước

Như sương sa, điện chớp

Nên quán sát như vậy.

 

Social Phong Linh Gems

Tor - Uberant - Stem - Qiita - Lawrence - Desktopnexus - Authorstream - Hubpages - Metooo

Producthunt - Qooh - Disqus - Reverbnation - Mixcloud - Fs6 - Last - Blip - photopeach 

Mystrikingly - Stackexchange - Smashwords - Ranker - Myvidster - Magcloud - pexels

 

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đức Phật A Di Đà Màu Gì?

Lịch Sử Đức Phật A Di Đà

Tìm Hiểu Về Đức Phổ Hiền Bồ Tát