Ý Nghĩa 4 Hình Tượng Phật Phổ Biến Trong Văn Hóa Việt Nam
Đức Phật là biểu hiện cao nhất của trí tuệ, đặc biệt khi trí tuệ đó luôn hướng về lòng từ bi và bác ái. Chính bởi vậy, khi đã thờ Ngài, muốn rước ngài bên mình chắc chắn mỗi chúng ta phải hiểu được ý nghĩa của từng Đức Phật để truy cầu điều ước nguyện cho đúng đồng thời thể hiện được lòng thành kính tuyệt đối với Phật.
Phật Thích Ca Mâu Ni
Phật Thích Ca Mầu Ni (Buddha Sakyamni) hay còn gọi là Sidhartha (Sĩ-đạt-đa). Tên Thích Ca Mầu Ni có ý nghĩa là người khởi phát lòng nhân từ, tâm hồn luôn an tĩnh, vắng lặng. Người tìm, khai sáng đạo Phật
Ngài trải qua rất nhiều kiếp cần khổ tu hành và không ít lần hy sinh thân mạng , lăn xả vào cuộc đời khổ đau, để cứu độ chúng sinh, để mưu cầu an vui, hạnh phúc đích thực con người. Nhắc đến Phật Thích Ca Mầu Ni là nhớ đến công lao cứu hóa con người khỏi lầm than, phổ độ chúng sinh, cứu giúp và chỉ lối soi đường cho để chúng sinh tìm được con đường giải thoát mình khỏi bể khổ, buồn đau.
Biểu tướng của Phật Thích Ca Mầu Ni thường là nhục đỉnh khế trên đỉnh đầu, đôi mắt khép hờ ¾. Trên đảnh đức có cục thịt nổi cao gọi là nhục khế, biểu trưng cho trí tuệ tuyệt vời.
Tuy nhiên, hình tượng Phật Thích Ca Mầu Ni có thể thay đổi tùy theo văn hóa của từng quốc gia, điều này thể hiện tư tưởng siêu thực: Phật là pháp thân thường trụ, hóa thân tùy cơ cảm ứng của chúng sinh thị hiện, chỉ cần ở đâu có cảm đức Phật thì đều ứng hiện như nguyện để hộ đọ. Chính bởi vậy mỗi người ở các quốc gia và văn hóa khác nhau đều cảm thấy Phật thực sự gần gũi.
Quan Thế Âm Bồ Tát
Quán Thế Âm Bồ Tát hay còn được gọi là Phật Bà Quan Âm, Bồ Tát...Bồ tát là Bồ Đề (giác ngộ về nỗi khổ chúng sinh) - Tát –Tỏa (hữu tình tức là có tình cảm nhân ái). Hiểu khái lược nhất là ở Bồ Tát có lòng từ bi song song với trí tuệ.
Biểu tướng của Bồ tát là gương mặt hiền từ, hiền hậu, cảm nhận rất rõ vẻ đẹp an lành. Tay trái cầm bình cam lồ, tay phải cầm bình dương liễu. Trong bình cam lồ là nước từ bi, tưới đâu là chan rải tình thương ở đó, làm mát mẻ, êm dịu khổ đau của chúng sinh, tâm hồn thanh tịnh.
Theo như thần thoại hoặc trong văn học dân gian, kinh sách nhà Phật thì Bồ Tát chính là vị Phật có thần lực thứ 2 chỉ đứng sau Phật Tổ. Chính bởi vậy trong nạn lửa, quỷ dữ, đao kiếm con người thường cầu xin thần lực và lòng từ bi của Phật để vượt qua khó khăn. Đây cũng là Phật có tính nữ nên nhiều phụ nữ muộn con, hiếm con cũng hay niệm tên Người cầu xin sự cứt vớt, ban phước.
Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát là biểu tượng của điềm lành, lòng từ bi bác ái, hướng thiện, hóa hung khí, mang đến bình an, giải trừ tai ách, cứu vớt người gặp nạn, mang đến may mắn gia đạo trong cuộc sống, sức khỏe...Tình thương chân thành, tha thiết của Bồ Tát được so sánh như tình mẹ thương con, dù bận giáo hóa ở đâu, khi nghe thấy tiếng kêu thương của chúng sinh Ngài đều hiện thân an ủi, lắng nghe tiếng nức nở của đàn con đang đắm chìm trong bể khổ mênh mông, để xoa dịu, cứu thoát buồn đau, tiêu tan phiền muộn.
Tường truyền cho rằng, khi đã tu thành chính quả, ngũ giác có thể dùng chung, Ngài có thể nhìn thấy tiếng ai oán, đau khổ nhìn thấy tiếng ai oán, đau khổ của chúng sinh trong bến mê. Chính bởi khả năng siêu năng lực đó mà Bồ Tát có thể sẵn sàng cứu giúp chúng sinh ở mọi nơi, mọi lúc, kịp thời.
Phật A Di Đà
Phật A Di Đà hay còn được gọi Vô lượng thọ có ý nghĩa là Tuổi thọ và công đức của ngài không thể lường đo đếm) được. Thờ Ngài cốt là để cầu bình yên và trường thọ.
Phật A Di Đà là giáo chủ của thế giới Tây Phương Cực Lạc, hiện thân của cứu khổ cứu nạn. Ngài luôn đưa tay về phía chúng sinh, sẵn sàng đón đợi cứu vớt chúng sinh thoát khỏi muộn phiền, buồn đau, thức tỉnh con người nhận ra chân lý khổ đau, thoát khỏi bể ái và quay về với Đức Phật.
Tương truyền trong 48 lời nguyện ước trước khi trở thành Phật, ngài có ước giúp được chúng sinh khi niệm danh hiệu của ngài. Bởi vậy mà khi có sự cố xảy đến với bản thân, người nhà hoặc chứng kiến cảnh đau buồn, không may người đời thường niệm A Di Đà Phật.
Phật Di Lặc
Biếu tướng của Phật Di Lặc là vị hòa thượng mập mạp, đầu trọc, miệng cười rộng, mặc áo phanh ngực, bụng to, đi đâu cũng mang theo bị lớn, ai cho gì cũng cho vào bị và ban phát cho dân chúng.
Ngài là biểu tượng cho tính hỷ - xả, đức tính này cũng là chánh yếu trong Phật pháp. Ý nghĩa sâu xa của hình ảnh 6 tiểu đồng vây quanh nghịch ngợm (đứa chọc miệng, đứa chỉ vào mắt, đứa ngoáy tai, đứa đâm ngực, hông) ngài vẫn cười để thể hiện những phiền nhiễu cuộc đời không khiến ngài bận tâm.
Hình ảnh Đức Phật Di Lặc có gương mặt hiền hậu, nụ cười từ tâm mang lại sự an lạc, niềm vui, hạnh phúc cho bất cứ ai khi nhìn vào. Đây chính là điều mong cầu lớn nhất của người hiểu Phật Pháp khi mang Ngài bên cạnh mình.
Lưu Ý Khi Thờ, Đeo Trang Sức Phật Bên Mình
- Sự cần thiết và hữu ích của việc thờ, lễ Phật gốc là ở chỗ nhận được thâm ý tư tưởng của Ngài rồi theo đó sống một cuộc đời cao đẹp như đức Phật. Thờ Phật để tỏ lòng biết ơn, dẫn dắt đi theo con đường sáng suốt, luôn thấy gương sáng của các ngài với đức tính từ bi, trí tuệ thanh tịnh từ đó nhắc nhở chúng ta làm điều thiện, tránh điều sai trái.
- Đức Phật luôn có tấm lòng từ bi hỷ xả, khi thấy chúng sinh buồn đau sẽ dốc lòng cứu vớt, tuy nhiên, bản thân mỗi người phải có sự am hiểu riêng về từng biểu tượng Phật để thờ cúng, mang theo bên mình, mong cầu những giá trị phù hợp. Việc chọn hình tượng Phật để mang theo bên mình cũng có ý nghĩa rất quan trọng:
+ Khi cầu bình an, qua cửa nạn, may mắn trong gia đạo, con cái nên thờ Phật Bồ Tát.
+ Thờ Phật Di Lặc để có được nhiều niềm vui, tâm trạng vô tự lự, buông xả hờn ghét, sân si để sống đời thanh thản.
+ Thờ Phật A Di Đà là để cầu mong tuổi thọ, sự bình yên trong cuộc sống
+ Nếu rước Phật Thích Ca Mầu Ni cầu mong thoát khỏi buồn đau, tai họa, giác ngộ chân lý cuộc sống.
Social Phong Linh Gems
Facebook - Lotus - YouTube - Twitter - Reddit - Linkedin - Instagram - Pinterest - Minds - Mastodon
Ello - Woddal - Papaly - bloglovin - Refind - NapSack - VK - OK - Github - ASK - Twitch - Azibai
Soundcloud - Etsy - Spiderum - Bloger - Tumblr - Weebly - Hatenablog - Doodlekit - Ucoz - Unblog
Nhận xét
Đăng nhận xét