5 Vật Phẩm Chiêu Tài, Tăng Vận May Khi Đặt Ở Phòng Khách
Phòng Khách vốn dĩ là nơi xuất hiện nhiều tài vị (vị trí sinh tài) của ngôi nhà nhất. Phòng Khách cũng là nơi tích tụ nhiều vượng khí, sinh khí của cả ngôi nhà. Mọi hoạt động hằng ngày đều diễn ra trong phòng khách, là nơi gắn kết mọi người trong gia đình. Vì vậy phòng khách đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt cũng như trong phong thuỷ. Trong bài viết này, Phong Linh xin giới thiệu tới quý bạn đọc ” 5 Vật Phẩm Chiêu Tài, Tăng Vận May Khi Đặt Ở Phòng Khách ” giúp gia chủ giàu lên chóng mặt.
1. Thiềm Thừ:
Thiềm Thừ hay còn được gọi là Kim Thiềm là một linh vật được ưa chuộng sử dụng để cầu tài lộc trong phong thủy của Trung Hoa và Việt Nam. Người Việt Nam gọi đây là Cóc tài lộc hay Cóc ba chân, là một trong những vật phẩm phong thủy chiêu tài tốt nhất mang lại điềm lành về tài lộc cho gia chủ, là vật phẩm phong thủy đứng thứ hai, sau Tỳ Hưu, được cho là mang lại điềm lành về tài lộc vì cóc được cho là biểu tượng linh thiêng trong phong thủy về tài lộc và yên lành.
Tạo hình của Thiềm Thừ rất nhiều, thường là ngồi trên thỏi vàng, trên lưng của Thiềm Thừ đeo xâu tiền vàng, thân thể béo tròn, toàn thân toát lên vẻ phú quý sung túc với ngụ ý “Thổ Bảo Phát Tài, Tài Nguyên Quảng Tiến” (nhả ra của quý làm cho chủ nhân phát tài, có cóc vàng trong nhà tiền bạc cứ lũ lượt theo vào), cho nên có câu: “Đắc Kim Thiềm Giả Tất Phú Quý” hay câu “Thiềm Cung Triết Quế”.
Thiềm Thừ có hai có hai loại là Thiềm Thừ ngậm đồng xu và không ngậm đồng xu. Vì vậy, nếu bày kim thiềm ngậm đồng xu trong phòng khách thì đầu phải quay vào trong, không được quay ra ngoài, nếu không tài lộc mà nó nhả ra sẽ bay đi hết. Còn kim thiềm không ngậm đồng xu thì phải bày ngược lại để hút lộc vào nhà.
2. Tỳ Hưu:
Theo truyền thuyết thì loài Rồng có 9 đứa con bao gồm: Si Vẫn, Phụ Hí, Bệ Ngạn, Bí Hí, Toan Nghê, Bồ Lao, Trào Phong, Nhai Xế và Tỳ Hưu là đứa con thứ 9 nhưng sở hữu bề ngoài đẹp đẽ nhất, ở Tỳ Hưu luôn toát lên vẻ đẹp tuyệt vời mà trong 9 đứa con của rồng không có con nào có được. Nó tập hợp những đặc điểm đẹp đẽ nhất của những loài thú khác như: đầu như Kỳ Lân, có sừng trên đầu, thân to như thân gấu, trên lưng có cánh… Tuy nhiên, khi sinh ra Tỳ Hưu đã mang trên dị tật là không có hậu môn, sinh được vài ngày thì chết nên Ngọc Hoàng cảm động cho về làm linh vật nhà trời chuyên phò trợ về tài lộc.
Tỳ Hưu là một loài linh thú dũng mãnh, thích ăn vàng bạc châu báu những do không có ” Hậu Môn” nên chỉ ăn vào mà không nhả. Do vậy có tác dụng Chiêu Tài, Giữ Lộc. Ngoài ra, Tỳ Hưu rất hung dữ chuyên cắn tinh huyết của ma quỷ nên ma quỷ không dám đến gần, do vậy khi mang Tỳ Hưu bên mình nó còn có tác dụng Hộ Mệnh, Trừ Tà.
3. Phật Di Lặc:
Phật Di Lặc hay còn gọi là Phật Cười, là vị Phật có một cái bụng to và khuôn mặt tươi cười đầy phúc hậu. Di Lặc là biểu tượng tuyệt đối của hạnh phúc trong phong thủy. Theo truyền thuyết, niềm vui lớn nhất của vị Bồ Tát này là biến những buồn phiền, giận dữ, áp lực hay căng thẳng của con người thành hạnh phúc. Người ta tin rằng nụ cười nội tâm của Di Lặc mạnh tới mức nó luôn tỏa sáng trên khuôn mặt hiền từ và, Phật tới đâu ở đó có hạnh phúc.
Di Lặc cũng được coi là biểu tượng của sự hài hòa, niềm vui vô tư lự. Chỉ cần nhìn ngắm khuôn mặt Phật, người buồn phiền cũng có thể thấy vui lên. Xoa bụng Phật được cho là mang lại vận may và sự tốt lành. Tượng trưng cho thịnh vượng, Di Lặc thường được gắn với các biểu tượng giàu sang như đồng tiền, thỏi vàng và chiếc túi được cho là chứa rất nhiều châu báu. Đôi khi Phật cũng mang theo quả Hồ lô, biểu tượng của sức khỏe và trường thọ hoặc chiếc Gậy như ý, biểu tượng của quyền lực. Người ta thích chọn tượng Phật có khuôn mặt cười hả hê, với mong muốn nhận được nhiều niềm vui và mọi sự như ý.
4. Tam Đa ( Phúc Lộc Thọ ):
Phúc Lộc Thọ hay Phước Lộc Thọ là thuật ngữ thường được sử dụng trong văn hóa Trung Hoa và Việt Nam, để nói về ba điều cơ bản của một cuộc sống tốt đẹp là: những điều lành (Phúc), sự thịnh vượng (Lộc), và tuổi thọ (Thọ). Mỗi điều tượng trưng cho một vị thần, ba vị này thường gọi chung là ba ông Phúc Lộc Thọ hay Tam Đa, và thường không được tách rời. Ông Tam Đa mang đến những điều mà con người hi vọng, mong mỏi, đó là sự giàu có, quyền lực và may mắn bên cạnh cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài.
Vị trí đặt ông Phúc Lộc Thọ thường là những nơi cao ráo và quan trọng nhất của một căn phòng, có thể đặt trên một chiếc bàn cao trong phòng khách hoặc trên một chiếc kệ cao tại văn phòng làm việc.
5. Bình Tài Lộc:
Bình Tài Lộc là biểu tượng của hòa bình, bình an và thuận lợi. Tùy vào các loại hoa được chọn để cắm, bình sẽ mang ý nghĩa biểu tượng nhất định. Bình Tài Lộc một trong Bát Bửu, bình tượng trưng cho nơi chứa năng lượng tốt – biểu hiện dưới hình thức an tịnh trong tâm hồn và hạnh phúc trong tình yêu. Theo phong thủy, bình lớn có nhiều công dụng. Bình cắm cành thông hoặc cành tre và đặt ở giữa nhà, được coi là biểu tượng của cuộc sống hôn nhân hòa thuận và lâu bền với nhiều con cái.
Miệng bình rộng, cổ thon tượng trưng cho tài lộc chạy vào qua cổ hẹp còn đáy bình rộng lại mang ý nghĩa tài lộc sẽ ở lại gia đình trong một thời gian dài. Ngoài ra, các hình ảnh in trên bình cũng có ảnh hưởng rất lớn tới ý nghĩa phong thủy của bình hút tài lộc. Theo đó, nếu bình được trang trí với hình rồng hoặc rơi đỏ ý nghĩa biểu đạt là tiền tài, danh vọng; còn nếu bình in hình hoa, cỏ, cảnh sắc thiên nhiên bốn mùa ý nghĩa biểu đạt là sự hòa thuận, thịnh vượng…
Nhận xét
Đăng nhận xét