Ngựa Phong Thủy, Hướng Dẫn Bài Trí Ngựa Phong Thủy

Trong Phong Thủy, hình tượng Ngựa giúp chấn hưng tinh thần, lưu chuyển tài vận, giúp sự nghiệp của bạn phát triển thuận lợi. Ngoài ra, hình tượng ngựa còn có thể điều hòa các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Ngựa phi có thể mang tài khí tới, lại hỗ trợ sự nghiệp khiến mọi dự định đều được như ý. Người thường xuyên đi công tác hoặc xuất nhập khẩu nên sử dụng vật phẩm phong thủy này. Người ta thường đặt tượng ngựa phi ở bàn làm việc hoặc tài vị trong nhà ở, thể hiện ý nghĩa “Mã Đáo Thành Công”.

 


Phương Vị Bài Trí Ngựa Phong Thủy:
Ngựa nên đặt ở phía Nam và phía Tây Bắc. Đặt ở phía Nam là vì ngựa thuộc Ngọ. Trong mười hai địa chi, “ngọ cung” nằm ở phía Nam, do vậy đặt ngựa là phù hợp nhất. Ngoài ra, phía Tây Bắc cũng thích hợp để đặt ngựa, lý do là trước đây các loài ngựa lớn và đẹp nhất phần lớn sinh ra ở vùng Tân Cương và Mông Cổ ở phía Tây Bắc, thảo nguyên nơi đó là nơi tuấn mã tung hoành rong ruổi. Nếu muốn để ngựa trong thời gian ngắn có thể giúp ích cho sự nghiệp và tài vận, phải đặt nó ở tài vị đương vượng.

Ngựa Phong Thủy Kiêng Đặt 5 Con:
Thông thường, số lượng ngựa phong thủy bày nên là hai, ba, sáu, tám và chín con, trong đó sáu con là tốt lành nhất. Bởi vì “Sáu” đồng âm với “Lộc” trong tiếng Hán Việt cổ, sáu con ngựa cùng xông lên, dự báo điềm lành “Ngựa Lộc Đan Xen”. Tuy nhiên, nếu trong nhà có người tuổi chuột, không nên đặt đồ trang trí là ngựa.
Trong nhà kỵ nhất là đặt năm con ngựa, bởi vì sẽ có kỵ “Ngũ Mã Phanh Thây”. Phải chú ý một điểm, trong bày đặt phong thủy, ngựa mặc dù có tác dụng sinh vượng, nhưng nó lại xung khắc với người cầm tinh con chuột. Do đó người tuổi chuột không nên đặt tượng con ngựa hoặc treo tranh ảnh con ngựa trong nhà. Đối với những người cầm tinh con hổ, chó, lợn đặc biệt có lợi khi đặt ngựa phong thủy trong nhà.






 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đức Phật A Di Đà Màu Gì?

Lịch Sử Đức Phật A Di Đà

Tìm Hiểu Về Đức Phổ Hiền Bồ Tát