12 Thần Khí Phong Thủy Chiêu Tài, Nạp Phúc: Thăng Quan Ấn

Rồng là linh vật đứng đầu trong Tứ Linh bao gồm: ” Long, Lân, Quy, Phụng”; là biểu tượng tượng trưng cho vua chúa, là biểu trưng của sức mạnh và quyền lực. Rồng là biểu tượng của Hoàng Đế, chân mệnh thiên tử, người được trời đất che chở, cũng như Rồng thể hiện cho quyền lực, sức mạnh, sự chính trực của người quân tử. Từ góc nhìn phong thủy, Ấn Thăng Quan có tác dụng sinh vượng giải sát, đuổi tiểu nhân, hóa giải hung nạn, phù hợp với những người làm công việc hành chính, chính trị hoặc quan chức. Ngoài ra, Ấn Thăng Quan được coi là có khả năng thu hút tài khí của đất trời. Đặt Ấn Thăng Quan tại vị trí Thanh Long trong nhà có tác dụng trừ tiểu nhân, tránh thị phi hoặc hoá giải tai nạn do sát khí của Bạch Hổ.


Bên cạnh đó, có thể đặt Ấn thăng quan tại góc trái của bàn làm việc nhằm giúp nhanh thăng quan tiến chức, gia tăng quyền lực, làm ăn hưng thịnh. Nếu hai bên bể cá để Ấn Thăng Quan thì thu nạp vượng khí, mang may mắn và phúc lộc đến cho nhà ở, công ty, văn phòng.

Ý Nghĩa Phong Thủy Của Ấn Thăng Quan:
– Từ thời phong kiến, đối với người phương Đông chiếc Ấn Rồng chính là vật thể hiện sức mạnh và quyền lực tối thượng của vua chúa. Hình tượng Rồng là linh vật đứng đầu trong tứ linh (Long, Ly, Quy, Phụng).
– Rồng tượng trưng cho sự bắt đầu tươi mới, cho nước tươi tốt, mang ý nghĩa biểu tượng về tài lộc, bản thân Rồng cũng là biểu tượng của thành công, kiến thức uyên bác và sự thịnh vượng.
– Trong Phong thuỷ Ấn Rồng là thứ phát ra dương khí cực mạnh giúp người sở hữu trấn áp kẻ tiểu nhân, tránh lời thị phi nói xấu sau lưng.
– Ấn Rồng là vật phẩm dùng để làm quà tặng vô cùng ý nghĩa. Việc tặng Ấn Rồng cho bạn bè có ý nghĩa thăng quan tiến chức, tránh lời đàm tiếu sau lưng giúp cải thiện mối quan hệ. Khi tặng Ấn Rồng cho cấp trên chính là thể hiện sự tôn trọng quyền lực, tăng cường trí tuệ giúp đưa ra những chính sách đúng đắn. Ấn Rồng thường được đặt ở bàn làm việc nơi chủ sở hữu có thể nhìn thấy mỗi ngày giúp tăng phần giá trị của món quà ý nghĩa và đẳng cấp này.





Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đức Phật A Di Đà Màu Gì?

Lịch Sử Đức Phật A Di Đà

Đại Thế Chí Bồ Tát – Đại Diện Của Ánh Sáng Trí Tuệ