12 Thần Khí Phong Thủy Chiêu Tài, Nạp Phúc: Vinh Hoa Tượng

Trong văn hóa phương Đông nói chung và Phật giáo nói riêng, Voi là loài vật tượng trưng cho sức mạnh, cát tường. Theo phong thủy, voi có thể mang lại may mắn và thành công về mặt tài chính cho gia đình. Chúng được ngưỡng mộ vì có trí thông minh, sức mạnh và nhân phẩm tuyệt vời. Chúng vừa có phẩm chất con người vừa có phẩm chất của thần linh, nên với người Phương Đông voi là biểu tượng chung của sự may mắn, được thờ cúng và tôn vinh. Voi tiếng Hán đọc là “Tượng”, đồng nghĩa với “Tướng” do đó, nó biểu tượng cho sức mạnh, sự thận trọng, năng lượng và sự phán đoán đúng đắn, đó là tất cả những phẩm chất của một nhà lãnh đạo có tài và có đức. Ở Thái Lan, voi trắng được xem là con vật linh thiêng, và trong nhiều nền văn hóa phương Đông, thần thánh được mô tả là cưỡi trên lưng voi. Hình ảnh trẻ con cưỡi voi tượng trưng cho may mắn.

Công Dụng Diệu Kỳ Của Voi Trong Phong Thủy:

1. Tăng Cường Vận Khí: Voi trong phong thủy tượng trưng cho sự vững chãi như núi, có thể tăng cường vận thế cho vị trí đặt tượng voi. Bạn có thể đặt Tượng Voi đá phong thủy ở chỗ ngồi làm việc để nâng cao sức mạnh, tăng vận quý nhân, trợ giúp sự nghiệp phát triển.

2. Tăng Cường Sự Bảo Vệ: Voi được cho là người bảo vệ và giữ nhà rất tốt chính vì vậy nếu bạn mong muốn tăng cường hoặc duy trì quyền lực của mình ở văn phòng, công ty, hãy đặt một con voi ở gần cửa ra vào, sử dụng sức mạnh của Voi phong thủy bạn sẽ đạt được mục đích mong muốn.

3. Chiêu Tài, Hút Lộc: Voi có một chiếc vòi dài hút nước rất tốt, trong phong thủy thì nước tượng trưng cho tài lộc vì thế, chiếc vòi của tượng voi có tác dụng giống như tỳ hưu có thể hút tài khí. Nếu cửa sổ của nhà bạn nhìn ra hồ, đầm, sông, biển… thì nên đặt một bức tượng voi phong thủy vào cạnh cửa sổ, quay vòi voi hướng ra ngoài cửa sổ để giúp chiêu tài lộc. Nếu bên ngoài không gần nguồn nước có thể đặt một chậu nước vào trước mặt tượng voi phong thủy sẽ có tác dụng hút nạp tài khí cho chủ nhân.

4. Vượng Gia Vận: Voi là loại vật có sức mạnh vô biên nhưng luôn mang tới điều lành chính vì vậy để tượng Voi phong thủy trong nhà có thể giúp vượng gia vận, có tác dụng phong thủy chiêu dẫn đầy đủ tài phúc đến nhà. Đặt Voi phong thủy ở vị trí tài vận trong phong khách các thành viên trong gia đình sẽ hưởng trí tuệ. Nếu đặt Voi phong thủy trong phòng làm việc sẽ giúp tăng vượng thế, trợ giúp sự nghiệp phát triển, vượng tài vận, đắc quý nhân.

5. Cầu Con Cái: Theo phong thủy, Linh vật voi có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng sinh sản. Nhiều cặp vợ chồng thường đặt tượng voi trong phòng khách hoặc phòng ngủ để cầu con cái. Bởi lẽ, nó sẽ mang đến một bầu không khí yên lành và hòa hợp, giúp thu hút khí vượng để gia chủ sớm có “Con Đàn Cháu Đống”.

6. Cải Thiện Mối Quan Hệ: Tuy có vẻ ngoài to lớn nhưng bản tính của loài voi rất hiền lành vì thế, trong phong thủy, tượng voi còn biểu thị cho sự hòa thuận êm ấm. Mang trong mình nguồn năng lượng tích cực, tượng voi phong thủy còn giúp hóa giải những bất hòa, mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng.

Cách Đặt Tượng Voi Đá Chuẩn Phong Thủy:

– Đối với những gia đình gần sông, hồ: Gia chủ nên đặt tượng Voi sao cho vòi voi hướng ra phía sông, hồ. Cách bài trí này ngụ ý voi hút nguồn năng lượng Thủy từ bên ngoài, mang về cho gia chủ nhiều may mắn và tài lộc.
– Trong phòng khách, đặt tượng voi ở vị trí tài vận sẽ góp phần tạo nên bầu không khí yên bình và tăng cường sự hòa hợp giữa các thành viên trong gia đình.
– Để cầu con cái, gia chủ có thể đặt một đôi voi ở hai bên cửa phòng ngủ. Đặc biệt, nếu muốn sinh con trai, bạn hãy đặt thêm một tượng voi trong phòng ở vị trí dễ nhìn thấy nhất.
– Đặt một tượng voi nhỏ xinh bằng Đá Tự Nhiên màu trắng, xám hoặc Vàng trên bàn học sẽ giúp trẻ thông minh, sáng tạo hơn.
– Trường hợp gặp khó khăn về tài chính, bạn hãy đặt Linh vật này ở cung Quan Lộc (hướng Bắc) để hóa giải. Trong khi đó, nếu bạn muốn duy trì hay tăng cường quyền lực của mình ở văn phòng, hãy đặt tượng voi ở gần cửa ra vào hoặc trên bàn làm việc.







Nguồn: https://phongthuyhomang.vn/12-than-khi-phong-thuy-chieu-tai-nap-phuc-vinh-hoa-tuong/


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đức Phật A Di Đà Màu Gì?

Lịch Sử Đức Phật A Di Đà

Tìm Hiểu Về Đức Phổ Hiền Bồ Tát