Một Số Loại Đá Thường Bị Nhầm Lẫn Với Ngọc Bích

Nhầm Lẫn là hiện thượng hết sức bình thường và có thể xảy ra ở bất kỳ lĩnh vực nào tuy nhiên trong kinh doanh đá quý nhiều trường hợp cố ý nhầm lẫn gọi tên các khoáng vật trông giống như Ngọc là ” Ngọc nhưng không phải là Ngọc ” để gây nhầm lẫn, nhằm mục đích nâng giá trị cho sản phẩm là điều không thể chấp nhận và bạn cần cảnh giác. Trong bài viết này Phong Linh xin liệt kê 8 loại đá quý không phải là Ngọc, mặc dù trong tên gọi Tiếng Việt có chữ Ngọc đi kèm.

1. Chrysoprase

Chrysoprase ở Việt Nam gọi là Ngọc Đế Quang, đá Chrysoprase là một khoáng chất silicon dioxide thuộc nhóm chalcedony (bao gồm bao gồm Mã Não, Carnelian và Onyx). Chrysoprase được coi là một trong những loại đá quý hiếm nhất và có giá trị nhất của họ nhà đá chalcedony . Chrysoprase có màu xanh lục mờ chuyển ngọc là do sự có mặt của Niken trong khoáng vật thạch anh không màu với độ cứng 6,5 đến 7 trên thang đo Mohs. Màu sắc của Ngọc Đế Quang thường bị nhầm lẫn với màu xanh của Ngọc Bích.

2. Serpentine

Đá Serpentine là một nhóm khoáng chất bao gồm 20 thành viên khác nhau. Hầu hết các loại đá serpentine đều mờ đến mờ đục với một số điểm cứng có thể giao động từ 2.5 đến 5.5 tuỳ thuộc vào thành phần chính xác. Serpentine khá mềm và nhẹ, với trọng lượng riêng mật độ giao động từ 2.44 đến 2,62 hơi thấp hơn thạch anh. Một số loại đá Serpentine có màu xanh lá thường bị nhầm lẫn với Ngọc Bích (Nephrite), nhưng Nephirte quý hiếm hơn và có độ bóng dầu ít hơn.

3. Maw Sit Sit

Maw Sit Sit bản chất là một loại đá đa khoáng, trong đó nhiều nhất là Albite. Khác với Cẩm Thạch Jadeite có màu xanh chủ yếu từ Sắt (Fe), Maw Sit Sit có màu xanh chủ yếu từ Crôm (Cr) nên màu xanh tươi hơn rất nhiều so với Jadeite. Maw Sit Sit thường rất đều, tạp đen có ánh kim loại; không bóng, cứng và nặng như Cẩm thạch Jadeite. Một số loại Maw Sit Sit có màu xanh sẫm trông rất giống với Ngọc Bích. Maw Sit Sit ở Việt Nam thường được gọi là Cẩm Thạch Sơn Thủy nên rất dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, việc gọi Maw sit sit là Ngọc là chưa hoàn toàn chính xác vì G.I.A – Viện Ngọc Học Hoa Kỳ không xếp Maw sit sit vào thuộc nhóm Jade.

4. Hydrogrossular Garnet

Hydrogrossular Garnet là một loại đá Garnet màu xanh lục, Hydrogrossular Garnet được tìm thấy và khai thác ở Nam Phi, nó thướng có màu xanh lá cây với những chấm đen rất giống với Ngọc Bích vì vậy nó còn được gọi với những cái tên Transvaal Jade, Ngọc Châu Phi hay Ngọc Nam Phi. Đá Hydrogrossular Garnet thường được cắt thành hạt, cabochons và điêu khắc thành các tác phẩm nhỏ.

5. Aventurine

Đá Aventurine là một loại thạch anh nhỏ chứa Mica, Hematite hoặc Goethite, Aventurine còn được gọi với những cái tên khác như Ngọc Đông Linh, Ngọc Bích Ấn Độ hoặc Ngọc Bích Úc, nhưng nó không được coi là một hình thức Ngọc Bích. Aventurines thường có màu xanh lá cây, nhưng, chúng cũng có thể được tìm thấy trong các màu sắc như màu xám, xanh, cam, vàng và nâu. Các màu xanh lá cây có màu sắc được tạo ra từ màu Fuschite, một loại Mucovite giàu crom. Màu xanh lục này có thể dao động từ xanh nhạt đến xanh đậm.

6. Chalcedony

Chalcedony là một dạng ẩn tinh của silica, được tạo thành bởi nhiều hạt thạch anh và maganit nhỏ xen kẽ với nhau. Thạch anh và moganit đều có thành phần giống nhau nhưng khác nhau về cấu trúc tinh thể. Thạch anh thuộc hệ tinh thể ba phương còn moganit thuộc hệ tinh thể đơn tà. Chalcedony là một khoáng vật đa sắc bao gồm các màu xanh, trắng, xám, tím…. trong đó đá Chalcedony màu Xanh Lục trông rất giống Ngọc Bích, đôi khi được dùng để làm giả Ngọc Bích.


7. Flourite

Fluorit có Công thức hóa học là CaF2. Tên gọi fluorite xuất phát từ tiếng La Tinh Fluor- “Dòng Chảy”, bởi khi cho thêm fluorit vào quặng nấu chảy sẽ làm sỉ chảy ra, kết quả là dễ dàng loại bỏ chúng. Những người thợ mỏ Saoxony thời xưa gọi khoáng vật này là ” Hoa Quặng ” bởi vì chúng luôn ở bên cạnh quặng đá quý. Ở Nga, Flourit còn được gọi là Plavik. Ngọc lục bảo Transvaal, Ngọc Lục Bảo Nam Phi hoặc Ngọc Bích Giả (Fluorit Châu Phi có màu xanh lá cây).

8. Amazonite

Đá Amazonite là loại đá quý ở dạng bán trong giữa độ trong suốt và đục mờ với tông màu xanh lục chuyển dần sang xanh biển nhẹ nhàng và thanh thoát. Màu sắc của loại đá ngày có thể biến thiên từ màu xanh đồng sáng cho đến tái nhợt của màu xanh ngọc. Amazonite được tìm thấy nhiều ở Colorado ( Mỹ), khu vực Amazone, Ấn Độ, Nga… ên còn được gọi là Ngọc Mỹ, Ngọc Brazil, Ngọc Nga, Ngọc Ấn Độ….Ở Việt Nam thì khoáng vật này được tìm thấy nhiều ở Lục Yên (Yên Bái)….



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đức Phật A Di Đà Màu Gì?

Lịch Sử Đức Phật A Di Đà

Đại Thế Chí Bồ Tát – Đại Diện Của Ánh Sáng Trí Tuệ