Các Tiêu Chuẩn Đánh Giá Đá Quý, Đá Bán Quý

Đá Quý, Đá Bán Quý với sự đa dạng về chủng loại, sự phong phú về màu sắc cũng như mức độ phổ biến rất khác nhau đã đem đến cho chúng ta sự sự tò mò, cuốn hút hấp dẫn lạ thường. Từ ngàn năm trước, con người đã biết sử dụng đá quý để làm đẹp và cho đến nay thì nó càng trở nên phổ biến. Đá Quý là những khoáng vật hội đủ những điều kiện dùng để cắt mài, chế tác làm trang sức, nữ trang hay vật trang trí như: Kim Cương, Saphire, Ruby, Ngọc Lục Bảo, Ngọc Bích… ngoài các khoáng vật được dùng làm đá quý thì một số thành tạo hữu cơ cũng được sử dụng làm đá quý như: Ngọc Trai, Hổ Phách, Nanh, Xương, Sừng của các loài động vật.


Các yếu tố chính để đánh giá giá trị của một viên đá quý bao gồm: Độ Hiếm, Độ Cứng, Trọng Lượng, Giác Cắt, Độ Chiếu ( Lửa ), Độ Tinh Khiết ( Độ Sạch ), Màu Sắc…

1. Độ Hiếm (Rarity):

Độ hiếm cũng là một trong những tiêu chuẩn tạo nên giá trị cho đá quý, loại đá nào càng đẹp càng hiếm thì càng được nhiều người săn lùng. Tính hiếm của đá quý có tính thời điểm, nó đi cùng với việc phát hiện ra các mỏ mới. uby và sapphire là hai loại đá quý có màu khác nhau thuộc nhóm corundum, ngày nay corundum được khai thác khá phổ biến, nhưng để tìm được những viên đá corundum có chất lượng tốt để chế tác thành sản phẩm mài giác có giá trị thì hiếm, thường chỉ chiếm chưa tới 1% nên đối với những viên hoàn hảo thì cực kỳ hiếm vì thế giá trị của nó rất cao, và khó tìm thấy trên thị trường. Hay trước đây, Amethyst (Thạch Anh Tím) là loại đá hiếm gặp, có giá ngang với Ruby và Saphire tuy nhiên sau khi hàng loạt mỏ Amethyst ở Brazil được phát hiện và đi vào khai thác, giá Amethyst đã giảm rất nhiều, và giờ chỉ còn ngang với các loại đá bán quý khác thuộc dòng thạch anh như Citrine.

2. Độ Tinh Khiết ( Clarity ):

Một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng lên giá trị của đá quý là độ tinh khiết, đó là mức độ hiện diện của những khuyết điểm bên ngoài và bao thể. Một khuyết điểm bên ngoài là một tỳ vết trên bề mặt viên đá đã được đánh bóng. Mặt khác, một bao thể lại là khuyết điểm nằm hoàn toàn bên trong, hoặc đi từ ngoài vào đến bên trong viên đá. Theo tiêu chuẩn quốc tế, độ tinh khiết của đá được đánh giá dựa theo thang đo dưới đây:

2.1. Đối Với Các Loại Đá Trong, Mài Facet (Mài Giác):


Đá có độ tinh khiết càng cao thì giá trị cũng càng cao, tuy nhiên trong thực tế thì đá có độ tinh khiết từ VVS2 trở lên có thể coi là hoàn toàn sạch, do không thể quan sát tạp chất bằng mắt thường.

2.2. Đối Với Loại Đá Mài Cabochon (Mài Tròn):

 

Thông thường các giá trị về độ trong đối với đá mài cabochon chỉ mang tính chất phân loại, không ảnh hưởng tới giá trị viên đá.

3. Độ Cứng (Hardness):

Độ Cứng chính là khả năng chống lại sự trầy xước và mài mòn của đá quý. Đá Quý có độ cứng càng cao thì càng bền, ít bị trầy xước, giữ được độ sáng bóng, do đó thông thường đá càng cứng thì giá trị càng cao. Độ cứng của đá được đánh giá dựa vào thang Mohs, vào năm 1824, nhà khoáng vật học Mohs (Australia) đã chọn 10 khoáng vật tương đối phổ biến và sắp xếp chúng theo thứ tự độ cứng tăng dần từ 1 tới 10 như sau:



Các loại đá có độ cứng 8 trở lên thì ngay cả thép cũng không thể làm xước, những loại này hầu hết đều là đá quý có giá trị cao (Kim cương, Ruby, Sapphire, Spinel, Emerald, Topaz …) Bên cạnh độ cứng thì còn một yếu tố nữa cũng được quan tâm là độ dai. Một loại đá có thể rất cứng, chịu được trầy xước cọ xát, nhưng khi va đập mạnh lại rất dễ vỡ. Ngược lại có những loại đá rất bền với va đập (Có độ dai cao). Ví dụ về đá có độ dai là các loại đá thuộc nhóm Chalcedony (Opal, mã não …) hoặc ngọc cẩm thạch (Jade). Những loại này cũng được dùng rất phổ biến làm trang sức.

4. Kích Thước (Size):

Kích Thước là yếu tố quan trọng để định giá một viên đá, cùng 1 loại đá thì những viên đá có kích thước càng lớn thì càng quý và có giá trị càng cao. Ví dụ 1 viên ruby có đường kính 12ly sẽ có giá đăt hơn nhiều lần so với 2 viên ruby có kích thước 6ly.

5. Khối Lượng (Weight):

Trong ngành kinh doanh trang sức trên toàn thế giới, người ta thường sử dụng đơn vị đo lường là carat (viết tắt là “ct”) như một đơn vị chuẩn của việc đo lường trọng lượng của đá quý, 1.00ct = 0.20g. Tương tự kích thước, khối lượng là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá đá quý. Viên đá có khối lượng càng lớn thì càng quý hiếm, có giá trị càng cao. Thông thường các loại đá quý đều được tính giá dựa trên khối lượng.

6. Màu Sắc (Color):

Cùng một loại đá có thể có rất nhiều sắc độ màu khác nhau, do đó giá trị cũng khác nhau. Thông thường màu đá càng đậm thì giá trị sẽ càng cao tuy nhiên nếu màu sậm quá dẫn tới không bắt sáng lại làm giảm giá trị viên đá.
Ví Dụ:
  • London Blue Topaz: Màu xanh biển đậm, đẹp nhất, giá trị cao nhất
  • Swiss Blue Topaz: Màu xanh biển vừa, đẹp, giá trị cao
  • Sky Blue Topaz: Màu xanh biển nhạt, giá trị thấp hơn (Tuy nhiên lưu ý, nếu Sky Blue Topaz là màu tự nhiên 100%, không qua xử lý bức xạ nhiệt thì giá có thể cao hơn 2 loại trên)
Các loại đá quý thường có một sắc độ màu làm chuẩn, với giá trị cao nhất. Chẳng hạn Ruby là màu đỏ huyết bồ câu, Sapphire là màu xanh cửu long, Kim cương là màu trắng trong hoàn toàn (Kim cương nước D). Các màu sắc đậm hoặc nhạt hơn màu chuẩn sẽ có giá trị thấp hơn.
Do những loại đá như Ruby, Sapphire, Emerald … đều rất hiếm trong tự nhiên, nên nhiều trường hợp người ta sử dụng những loại đá khác có màu sắc tương tự, nhưng phổ biến hơn để thay thế. Nhờ màu sắc tương tự nên những loại đá này cũng có giá trị tương đối cao.
Ví Dụ:
  • Các loại đá có màu tương tự Ruby: Spinel, Spessartine Garnet, Zircon
  • Các loại đá có màu tương tự Sapphire: Tanzanite, Kyanite, Iolite
  • Các loại đá có màu tương tự Emerald: Demantoid Garnet, Tsavorite, Chrome Diopside


7. Kiểu Mài Cắt Và Hình Dạng (Cut Type & Shape):


Kiểu Mài Cắt và Hình Dạng là phương thức mà con người làm cho vẻ bề ngoài viên đá trở nên đẹp hơn. Ngoài những yếu tố tự nhiên thì cắt mài cũng làm ảnh hưởng lớn đến giá trị của viên đá. Sau màu sắc, hình dạng và kiểu cắt là hai yếu tố cần chú ý đối với một viên đá màu đã được chế tác. Hình dạng là đường viền bên ngoài của viên đá. Dạng tròn là hình dạng phổ biến nhất. Tất cả các dạng khác thường được gọi là Fancy shape, bao gồm: Emerald Cut, Cushion, Antique Cushion, Oval, Pear, Marquise, và Heart.



Kiểu cắt là cách thức mà thợ cắt mài sắp xếp các mặt giác của một viên đá. Có 3 kiểu cắt cơ bản – brilliant cut, step cut, và mixed cut. Những mặt giác của brilliant cut thì tỏa ra từ mặt bàn (table) hoặc tim đáy (culet) tới gờ và có dạng tam giác hoặc cánh diều. Step cut có các mặt giác đồng tâm cả ở phần trên và phần dưới viên đá. Mixed cut là sự kết hợp của brilliant cut và step cut trên cùng một viên đá. Ngoài những kiểu cắt cơ bản này, thợ cắt mài có thể thêm vào, bớt đi hoặc sắp xếp lại các mặt giác để tạo ra một kiểu cắt mới.


* Brilliant Cut:

 

* Step Cut:

 

Ngoài mài giác, đá màu thường có hai kiểu cắt phổ biến khác là cabochon, cabochon là viên đá được mài mài nhẵn bóng với phần trên có dạng vòm và phần đế phẳng hoặc hơi cong. Cabochon thường được sử dụng cho những loại đá co hiệu ứng quang học và những loại đá trong mờ hoặc đục như: Chalcedony, Cẩm Thạch, Malachite, Turquoise,…

8. Hiệu Ứng Quang Học:

Ngoài vẻ đẹp thông thường, một số loại đá còn có những tính chất rất đặc biệt khi được chiếu ánh sáng, ta gọi chung là các hiệu ứng quang học trên đá. Các hiệu ứng này có thể là hiệu ứng sao, ánh mắt mèo, ánh xà cừ, đổi màu …
  • Hiệu ứng lửa (Fire)
  • Hiệu ứng sao (Star effect hoặc Asterism)
  • Hiệu ứng mắt mèo (Cat’s eye effect hoặc Chatoyancy)
  • Hiệu ứng đổi màu (Color change)
  • Hiệu ứng lóe màu (Play of colors hoặc Schiller)
  • Ánh xà cừ (Labradorescence)
  • Phát quang (Fluorescence)
  • Ánh cầu vồng (Iridescence)



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đức Phật A Di Đà Màu Gì?

Lịch Sử Đức Phật A Di Đà

Đại Thế Chí Bồ Tát – Đại Diện Của Ánh Sáng Trí Tuệ